Thông tin hoạt động của Hội - Đoàn thể


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Hội thảo Thông tin về tình hình thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2
Ngày đăng: 11/12/2017

Lượt xem:


Sáng ngày 8/12/2017, tại TP Cần Thơ, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo Thông tin về tình hình thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 được Việt Nam chấp nhận. Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố đến dự.
Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, ngày 5/2/2014, Việt nam chấp nhận 182/227 khuyến nghị từ 106 quốc gia, ở 7 lĩnh vực gồm: Cải cách hệ thống pháp luật về quyền con người; Tiếp tục tăng cường và bảo vệ các quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị; Đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; Giáo dục về quyền con người; Tiếp tục gia nhập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; Thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người; Hợp tác quốc tế về quyền con người.

Sau hơn 2 năm tính từ tháng 6/2014 đến ngày 31/12/2016, đã có 147 khuyến nghị đã được triển khai thực hiện và 04 khuyến nghị được thực hiện một phần, trong tổng số 182 khuyến nghị Việt Nam đã chấp thuận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, song vẫn còn khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện khuyến nghị như: kinh tế tăng trưởng chậm, tiềm ẩn một số yếu tố bất ổn; nhiều địa phương chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, hạn chế về nguồn lực trong triển khai các chương trình an sinh xã hội...; khuôn khổ pháp luật về quyền con người đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ.

Theo ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao: “Cơ chế UPR bắt đầu từ năm 2009 đã bước sang chu kỳ thứ 3, được các nước đánh giá là một cơ chế thành công, hiệu quả nhất của Hội đồng nhân quyền và thực tế đã góp phần thúc đẩy quyền con người tại nhiều quốc gia và trên thế giới, vì cơ chế này đã đảm bảo các nguyên tắc tiến bộ về nhân quyền như: phổ cập, toàn diện, công bằng, hợp tác và đối thoại liên chính phủ. Tính đến nay, hầu hết trong tổng số 182 khuyến nghị của UPR mà việt Nam chấp thuận đã và đang được thực hiện tích cực và nghiêm túc, mà chúng ta có thể định lượng được kết quả cụ thể, trong đó đáng chú ý có việc phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước chống tra tấn; thông qua hàng chục văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhằm cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như bình đẳng giới…”.

 

UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, với mục tiêu cải thiện và thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền. 


Phạm Nga – Phương Thảo


736a05e4-7041-47fe-9139-6c09afbb9959

Tiêu đề bài viết: Hội thảo Thông tin về tình hình thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phạm Nga – Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang