Sự kiện nổi bật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Sức sống mới của văn hóa Cần Thơ
Ngày đăng: 19/09/2016

Lượt xem:


Một trong những mục tiêu phát triển Cần Thơ đến năm 2020, mà Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (gọi tắt là NQ45) nêu ra là chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa- thông tin; tạo lập môi trường văn hóa- xã hội lành mạnh.
Đô thị Cần Thơ ngày càng văn minh, sạch đẹp, xứng tầm là đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL. Trong ảnh: Một góc Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều. Ảnh: Duy Khôi

10 năm thực hiện NQ45, đời sống văn hóa ở Cần Thơ được nâng cao, chính quyền và nhân dân thành phố cùng chung tay xây dựng môi trường văn hóa xứng với vị thế đô thị trung tâm vùng ĐBSCL.

Hoàn thiện các thiết chế văn hóa

Cuối tháng 8, đầu tháng 9- 2016, mọi ngả đường về hai xã xa nhất của thành phố Cần Thơ là Thạnh An và Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) rực rỡ cờ hoa, người dân phấn khởi vì địa phương được công nhận danh hiệu văn hóa. Nhờ sự đầu tư các thiết chế văn hóa của địa phương và ý thức trong giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, chung tay làm đường- xây cầu của người dân, mà diện mạo hai xã Thạnh An, Thạnh Tiến ngày càng khang trang.

Đến nay, TPCT có 62/85 xã, phường, thị trấn và 612/630 ấp, khu vực đạt chuẩn văn hóa. Huyện Phong Điền, quận Cái Răng và quận Bình Thủy có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa; các quận, huyện có 100% ấp, khu vực đạt chuẩn văn hóa là Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh và Phong Điền. Với các tiêu chí toàn diện về đường giao thông, môi trường, đời sống kinh tế và sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân… mỗi địa phương được công nhận văn hóa đều như khoác trên mình chiếc áo mới. Điển hình, huyện Phong Điền là địa phương về đích sớm nhất trong việc xây dựng 100% xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa và cũng là Huyện Nông thôn mới đầu tiên của Cần Thơ. Điểm nổi bật ở Phong Điền là xây dựng 79/79 nhà văn hóa ấp khang trang, tạo sức bật mới cho phong trào văn hóa. Các nhà văn hóa ấp đều có mẫu thiết kế giống nhau với diện tích từ 70-120m2, bằng bê- tông cốt thép kiên cố, trang bị đầy đủ tủ sách, bàn ghế tiếp dân, bàn làm việc... Hiện toàn thành phố có 60 Nhà văn hóa xã, phường, thị trấn; hoàn chỉnh và thành lập 22 Trung tâm Văn hóa- Thể thao cấp xã; 602/630 ấp, khu vực có nhà thông tin. Đây là tiền đề quan trọng để các địa phương nâng chất đời sống văn hóa cơ sở.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị thành phố (BCĐ phong trào), việc xây dựng các mô hình, tiêu chí văn hóa ở Cần Thơ phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, được người dân hưởng ứng. Công tác công nhận các danh hiệu văn hóa được tiến hành kỹ lưỡng, thực chất, không chạy theo thành tích, chỉ tiêu.

Lan tỏa nếp sống văn hóa

Những nét đẹp truyền thống luôn được ngành văn hóa thành phố quảng bá, trao truyền cho người dân, nhất là tuổi trẻ. Trong ảnh: Học sinh tìm hiểu nghề dệt chiếu tại chương trình "Sắc xuân miệt vườn 2016". Ảnh: Duy Khôi

Cứ cuối tuần, tuyến đường bờ kè sông Trà Nóc, trước đình Thới An Đông (phường Trà Nóc, quận Bình Thủy) lại rộn ràng bởi các cán bộ phường và nhân dân chung tay trồng hoa kiểng và làm vệ sinh môi trường. Nhờ vậy, tuyến đường này sạch đẹp, hoa kiểng khoe sắc. Ông Lê Minh Duy, Phó Chủ tịch UBND phường Trà Nóc, cho biết, địa phương đã đạt danh hiệu văn hóa và đang xây dựng văn minh đô thị. Nhiều mô hình hưởng ứng ra đời và đang phát huy hiệu quả như Khu dân cư tự quản vệ sinh môi trường ở khu vực 6, Ngày thứ bảy làm sạch môi trường, xã hội hóa thùng rác công cộng… Việc ra quân lập lại trật tự kỷ cương đô thị, xóa tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… được thực hiện thường xuyên. 45/47 hẻm của phường được bê- tông hóa, 2 hẻm còn lại đang tiến hành thi công, phần lớn từ nguồn xã hội hóa. Ông Lê Minh Duy cho biết thêm, việc xây dựng văn minh đô thị ở Trà Nóc thuận lợi còn nhờ dự án bờ kè sông Trà Nóc, nâng cấp quốc lộ 91 qua địa bàn hoàn thiện, giúp cải tạo diện mạo đô thị.

Không chỉ ở Trà Nóc, nhiều địa phương khác cũng có nhiều mô hình hay trong nâng chất danh hiệu văn hóa, xây dựng văn minh đô thị. Trong đó việc gầy dựng ý thức cho người dân, lan tỏa nếp sống văn hóa được chú trọng. Để cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của NQ45, năm 2011, Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết 03 về xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự kỷ cương đô thị trên địa bàn thành phố đến 2020. Qua 5 năm thực hiện, các phong trào, mô hình văn hóa được thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực theo hướng xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư đô thị. Cụ thể, việc xây dựng đời sống văn hóa ở Cần Thơ có sự cộng hưởng của nhiều đơn vị, ban, ngành: Mặt trận Tổ quốc các cấp có cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; Hội Nông dân có mô hình thu gom, xử lý vỏ thuốc bảo vệ thực vật; Hội Cựu chiến binh có mô hình giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị, giữ gìn an ninh trật tự; Hội Phụ nữ có phong trào "5 không, 3 sạch"…

BCĐ Phong trào của thành phố xác định, việc xây dựng phong trào văn hóa phải đảm bảo hài hòa giữa "lượng" và "chất"; nhấn mạnh việc tạo nếp sống văn hóa cho nhân dân. Điều này thể hiện rõ qua nếp sống của mỗi gia đình và nếp sinh hoạt cộng đồng của người dân thành phố. Hằng năm, Cần Thơ có nhiều lễ hội tiêu biểu như Kỳ Yên Đình Thần, Giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Giỗ Cử nhân Phan Văn Trị, Lễ hội Vườn trái cây Tân Lộc… đều diễn ra đậm sắc thái văn hóa, không có cảnh chen lấn, phản cảm, tạo ấn tượng đẹp cho du khách. Ngoài ra, việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang cũng được người dân hưởng ứng theo hướng tiết kiệm, gọn nhẹ nhưng đúng lễ nghi, văn hóa truyền thống.

***

10 năm thực hiện NQ45 cũng là thời gian 15 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", sức bật của văn hóa Cần Thơ đã được khơi dậy. Từ đó, văn hóa trở thành một trong những nền tảng quan trọng giúp Cần Thơ phát triển hơn nữa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần NQ45. 

 

BCĐ Phong trào đề ra một số chỉ tiêu trọng tâm đến năm 2020:

- 50% trở lên người dân tham gia hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở;

- 95% trở lên hộ được công nhận "Gia đình văn hóa";

- 100% ấp, khu vực được công nhận danh hiệu văn hóa; 80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa;

- Giữ vững và nâng chất xã, phường, thị trấn văn hóa; xây dựng 50% xã đạt chuẩn Văn hóa Nông thôn mới và 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.


Nguồn: Báo Cần Thơ


996d5562-74b2-410e-8933-7fe60c1c0cfa

Tiêu đề bài viết: Sức sống mới của văn hóa Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Nguồn: Báo Cần Thơ.

Chiến lược phát triển
Hình ảnh đẹp

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: