Thành phố


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Ngày đăng: 22/02/2023

Lượt xem:


Ngày 21/02/2023, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Theo đó, mục tiêu chung nhằm phát triển chính quyền số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên môi trường số, giúp cho việc chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo được nhanh chóng, thuận lợi, tăng cường tính công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên môi trường số, giúp tăng năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế thành phố. Phát triển xã hội số để hỗ trợ người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ công, đào tạo, tri thức; Tập trung triển khai chuyển đổi số trong một ngành lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, giao thông vận tải, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, du lịch... để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội; Triển khai chủ đề năm 2023 là “Năm dữ liệu số quốc gia”, tập trung việc số hóa, quản lý tích hợp và chia sẻ dữ liệu theo năm dữ liệu số quốc gia.

Mục tiêu cụ thể: về phát triển chính quyền số, tối thiểu 70% thủ tục hành chính (TTHC) có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 40% trở lên; 100% TTHC trên địa bàn thành phố, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến toàn trình. Trong số đó, ít nhất 90% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 30%; 45% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ; 50% hệ thống thông tin của sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 75% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 45% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (bao gồm hồ sơ văn bản điện tử và hồ sơ TTHC, không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 95% máy chủ, máy trạm tại các sở, ban ngành thành phố, UBND quận, huyện và UBND xã, phường, thị trấn triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ; 100% các cơ quan cung cấp dữ liệu mở, dữ liệu dùng chung thực hiện kiểm tra, đánh giá duy trì dữ liệu; 100% cơ quan nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ; 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố được nâng cao nhận thức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số; 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số.

Về phát triển kinh tế số: Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, hướng đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 20%.

Về phát triển xã hội số: Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 70%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 75%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; phấn đấu trên 90% dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% Trạm Y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trên môi trường số; 80% cơ sở khám chữa bệnh triển khai đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, thực hiện tư vấn khám chữa bệnh từ xa; 100% học sinh có hồ sơ số về việc học tập cá nhân; 100% cơ sở đào tạo triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt; 30% học sinh, 80% giáo viên có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến; định hướng học sinh sử dụng một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước đạt từ 30% trở lên; khai thác kho học liệu trực tuyến quốc gia đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 30% nội dung chương trình giáo dục phổ thông; tỷ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 3% ở bậc tiểu học, 8% ở bậc trung học; 40% cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số; 30% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ các sở, ban ngành thành phố, UBND quận, huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các ngành, địa phương, tổng hợp tình hình triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của các ngành, địa phương, định kỳ hàng quý báo cáo UBND thành phố; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành thành phố và các địa phương có liên quan thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công.


Phương Thảo


391f4f89-f4b6-454f-a51e-17d9f41db058

Tiêu đề bài viết: Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang