Điển hình tiên tiến


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Mô hình “Canh tác lúa thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu”
Ngày đăng: 19/01/2017

Lượt xem:


Thới Lai là huyện vùng ven của TP Cần Thơ, hơn 65% người dân sống bằng nghề nông. Từ xưa đến nay, đa phần nông dân đều canh tác theo lối mòn, còn e ngại trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào đồng ruộng, cùng với thời tiết hiện nay đang diễn ra phức tạp, việc chọn canh tác lúa cho thích hợp với thổ nhưỡng của huyện là rất cần thiết. Câu hỏi đặt ra là nông dân sẽ tiếp tục sản xuất như thế nào trước diễn biến bất lợi đó?
Anh Phan Thiện Khanh, nông dân, ấp Định Khánh B, xã Định Môn được cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn thực hiện mô hình.

Để giải quyết bài toán này, đòi hỏi người dân của huyện cần phải thay đổi tập quán canh tác cũ, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ vào quá trình canh tác,… tiết kiệm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, từ đó, Mô hình “Canh tác lúa thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu” đã ra đời. Phó Giáo sư- Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Ban cố vấn Chương trình Canh tác lúa thông minh cho biết: Canh tác lúa thông minh gồm 5 vấn đề: vấn đề thứ nhất, là sản xuất ngày nay trồng cây gì, nuôi con gì phải nghiên cứu đến yếu tố thị trường; vấn đề thứ hai, là nắm rõ đặc điểm, khí hậu thời tiết, lợi thế vùng miền; vấn đề thứ ba, là canh tác ngày nay phải ứng dụng khoa học vào để hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng; vấn đề thứ tư, là phải phát huy điều kiện nông hộ, tức là nông hộ chúng ta phải đoàn kết lại, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, san phẳng mặt ruộng cho tốt; vấn đề thứ năm, là bao chùm lên hết, nông dân thời đại mới là phải trở thành chuyên gia. 

Là 1 trong 5 hộ nông dân ở xã Định Môn được chọn làm nơi thí điểm mô hình Canh tác lúa thông minh, với giống lúa OM 5451, diện tích 0,5 ha trong vụ Hè Thu vừa qua, anh Phan Thiện Khanh được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp tập huấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật canh tác mới, hiệu quả, các giải pháp canh tác thông minh. Anh Phan Thiện Khanh, nông dân, ấp Định Khánh B, xã Định Môn nói: Hiệu quả bước đầu nhận thấy, so sánh ruộng lúa trong mô hình so với truyền thống sạ lan bên ngoài: hiệu quả thứ nhất, là mình giảm được giống lúa trong mô hình chi có 80kg/ha, trong khi mình sạ lan là 150-200kg/ha, là giảm hơn phân nữa, cái thứ hai giảm là giảm thuốc bảo vệ thực vật, lý do là không có sâu bệnh nhiều là do mình sạ thưa. Hiện nay, tôi đang xịt 1 lần bệnh đạo ôn, còn lúa xung quanh cùng thời điểm nhưng phun xịt 3-4 lượt.

Qua 3 tháng triển khai thực hiện mô hình, 5 hộ dân tham gia đã thu hoạch và tổ chức tổng kết mô hình vào ngày 14/9 vừa qua, với năng suất đạt được 7,2 tấn/ha, cao hơi so với ruộng đối chứng là 0,7 tấn/ha. Từ đó, giúp cho hộ dân thu lợi nhuận tăng gần 5 triệu đồng/ha so với canh tác lúa ngoài mô hình. Ông Nguyễn Dũng Đạt, nông dân ấp Định Hòa A, xã Định Môn nói thêm: Tôi trực tiếp đi tham quan các miếng ruộng của mấy anh nông dân sản xuất ruộng lúa thông minh, so với lúa hiện tại tôi đã làm, kết quả năng suất tôi thấy rất là cao. Tôi quyết định, vụ Đông Xuân tới sẽ thực hiện và sẽ vận động bà con, anh em xung quanh tôi để thực hiện theo.

Mô hình “Canh tác lúa thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu” ra đời đã giúp nông dân Thới Lai nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập và góp phần nâng cao kiến thức, trình độ canh tác lúa của nông dân hiện nay. Bên cạnh đó cũng hưởng ứng tích cực kế hoạch phát động giảm giống gieo sạ mà Bộ NN&PTNT đưa ra mới đây.


Cẩm Tú


2e5eb23a-486e-47bd-b636-1fd230f00d64

Tiêu đề bài viết: Mô hình “Canh tác lúa thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Cẩm Tú.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang