Điển hình tiên tiến


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Hướng đi mới cho người mất sức lao động
Ngày đăng: 24/11/2017

Lượt xem:


Tìm cách thoát nghèo cho đối tượng mất sức lao động là một trong những khó khăn lớn nhất của nhiều địa phương. Tuy nhiên, trong cái khó này, quận Bình Thủy đã có giải pháp đào tạo nghề phù hợp cho các đối tượng này, giúp họ có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.
Sư cô Thích nữ Từ Tâm, giới thiệu các sản phẩm của học viên lớp nghề “Se đan kết thảm”.

Nhìn lại công tác giảm nghèo của quận Bình Thủy trong 15 năm qua đã có nhiều kết quả nổi bậc như: 100% hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề giải quyết việc làm, cho vay vốn, giải quyết các chính sách, trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng gặp khó khăn,… Hiện tại, quận Bình Thủy còn 554 hộ nghèo, tỷ lệ 1,71%. Trong 554 hộ nghèo này, đa số là người già neo đơn, hộ khuyết tật, không có khả năng lao động để có thể thoát nghèo. Từ thực tế đó, từ năm 2015 Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo, UBMTTQ quận Bình Thủy đã phối hợp cùng Sư cô Thích nữ Từ Tâm - Ủy viên UBMTTQVN quận – Trụ trì Chùa Phước An tổ chức 03 dạy nghề “Se đan kết thảm” - đan thảm vải, vật dụng nhắc nồi, chổi quét bụi…..có trên 100 học viên theo học, nhờ đó mà nhiều người đã có thêm việc làm, cải thiện thu nhập.

Đơn cử như hộ bà Phạm Thị Mai, ở khu vực Thới Ninh, phường Thới An Đông, gia đình có 2 vợ chồng già, chồng thì ốm đau bệnh tật không đi lại được, bà năm nay cũng đã gần 65 tuổi, gia đình thuộc diện hộ nghèo nhiều năm, mặc dù được chính quyền địa phương hỗ trợ nhà ở, được trợ cấp thường xuyên lúc khó khăn,…Tuy nhiên, với tuổi già sức yếu bà không thể lao động nặng nhọc để có thu nhập trang trải trong gia đình, nhờ chính quyền địa phương giới thiệu tham gia lớp nghề “Se đan kết thảm”, công việc nhẹ nhàng, làm tại nhà, phù hợp với sức lao động, hàng ngày bà tranh thủ lúc thời gian nhàn rỗi đan thảm, mỗi sản phẩm làm ra bán được 15.000 đồng, từ khi có nghề, thu nhập gia đình bà được cải thiện đáng kể.

“Nghề se đan kết thảm” không những dành cho người già mất sức lao động, mà đối tượng khuyết tật cũng có thể học được. Em Trần Thị Lan Tường, ở khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, bị bệnh bại liệt từ nhỏ, không đi lại được, cứ ngỡ mình là gánh nặng cho gia đình, và xã hội đến suốt đời, thế nhưng em lại là học viên xuất sắc trong lớp nghề “Se đan kết thảm”, không những em làm ra sản phẩm đẹp, nhanh, mà còn dạy nghề lại cho mẹ. Kiếm được tiền từ chính sức lao động của mình, đó chính là động lực giúp Lan Tường có thêm nghị lực, niềm tin vươn lên trong cuộc sống, Lan Tường chia sẻ “ Em làm ra được đồng tiền e cảm thấy rất vui, nó giúp em vượt qua những mặc cảm, tự ti, đây cũng là động lực giúp em phấn đấu để không phụ lòng những nhà hảo tâm, thầy cô quan tâm giúp đỡ e…”

Mỗi ngày Lan Tường có thể kiếm tiền từ nghề “Se đan kết thảm” được gần 45 – 50 ngàn, số tiền không nhiều, nhưng cũng phụ cho cha mẹ phần nào giảm bất gánh nặng lo cơm, áo, gạo, tiền hàng ngày.

Lớp đào tạo nghề của Sư cô Thích nữ Từ Tâm mở, không đơn thuần đào tạo cho biết cái nghề, mà Sư cô còn cung cấp nguyên vật liệu cho học viên, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Sư cô Thích nữ Từ Tâm cho biết “Nghề se đan kết thảm không phải là nghề nặng nhọc, nên người lớn tuổi hay người khuyết tật vẫn có thể làm được, tham gia lớp học mỗi học viên được hỗ trợ 50.000 đồng, đồng thời còn được bao ăn, được cung cấp nguyên liệu, sản phẩm làm ra được bao tiêu, vì thế mong rằng chính quyền địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình này”                                 

Cũng theo sư cô Thích nữ Từ Tâm  cho biết, đầu ra cho sản phẩm rất dồi dào, từ những sản phẩm học viên làm ra, sáng tạo nhiều kiểu mới lạ, đẹp mắt, đã có nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn, sản phẩm làm ra không đủ cung ứng cho thị trường. Để nâng chất lớp dạy nghề trong thời gian tới, bà Phan Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy cho biết “Thời gian tới quận Bình Thủy tiếp tục xã hội hóa mở những lớp nghề cho người nghèo, cận nghèo, người khuyết tật phù hợp với trình độ, sức khỏe của các đối tượng. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức thành viên, các tôn giáo tạo việc làm cho học viên sau đào tạo nghề, đảm bảo đầu ra sản phẩm, cũng như đa dạnh hóa các sản phẩm nhằm nâng dần giá trị đầu ra, góp phần tăng thu nhập chohọc viên”

Khâu quyết định sự thành công của công tác đào tạo nghề là tìm đầu ra cho sản phẩm, giải quyết được việc làm ổn định cho học viên. Cách làm của quận Bình Thủy và Sư cô Thích nữ Từ Tâm minh chứng cho hiệu quả đó. Đồng thời, đây cũng là hướng đi mới trong công tác giải quyết việc làm cho các đối tượng mất sức lao động ở địa phương.

 

 

                                                             


Huy Bình


a972518c-6ef7-45cd-9eed-ef9bbaf54c37

Tiêu đề bài viết: Hướng đi mới cho người mất sức lao động . Nội dung như sau: . Theo tác giả: Huy Bình.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang