Lịch sử hình thành và phát triển


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Tên gọi Cần Thơ
Ngày đăng: 12/03/2012

Lượt xem:


Tên gọi Cần Thơ đến nay vẫn chưa có cách giải thích rõ ràng, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh trong quyển sách sưu khảo “Cần Thơ xưa và nay” xuất bản năm 1966 có đề cập đến 2 cách giải thích như sau:
Quan điểm 1:
 
 Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông Cần Thơ.
 
Quan điểm 2:
 
Sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại rao bán đông vui từ năm này qua năm khác. Vì vậy từ xa xưa, còn truyền lại những câu ca dao:
 
- “Rau cần, rau thơm xanh mướt,
mua mau kẻo hết
chậm bước không còn”.

- “Rau cần lại với rau thơm
Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều”
Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ.
 
Quan điểm 3:
 
Ngoài 2 quan điểm nêu trên thường được nhắc đến, còn một quan điểm khác cùng nhằm giải thích cho danh xưng Cần Thơ:
 
Cái tên “Cần Thơ” xuất hiện đầu tiên dùng để chỉ con rạch có nhiều cá “Kìn Tho”, loại cá sặc rằn có nhiều ở vùng nầy, được dùng làm khô tới nay vẫn còn nhiều người mình ưa chuộng. Người Lục Tỉnh có thói quen gọi tên sông rạch bằng loại thực sinh vật có nhiều dưới sông. Như rạch Bần, rạch Gốc, rạch Bùn, rạch Cát, rạch Cá Tra, rạch Cá Sấu, rạch Cá Chốt, rạch Cá Trê. v.v... Và con rạch có nhiều cá “kìn tho” được gọi là rạch “Kìn Tho”. “Kìn Tho” là tiếng Khmer, người Khmer đọc âm “kìn” trong cổ họng nghe như “ân”. Thuở đó người Việt Nam có thói quen đọc âm “ân” là “in” như nhin sâm/ nhân sâm, tiểu nhin/tiểu nhân, nhân nghĩa/nhin ngãi...

Do vậy “kìn tho” được người Việt Nam địa phương đọc trại thành Cần Thơ, và con rạch có nhiều cá “ kìn tho” được người mình gọi là rạch Cần Thơ. (Lê Trung Hoa - Ðịa Danh Nam Bộ).
 
Không biết đâu là cách lý giải chính xác nhất,nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người dân địa phương đã gọi dòng sông quê hương mình là sông Cần Thơ.
 
Đến năm 1876, khi Pháp lấy huyện Phong Phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ.
 



4f8f5050-3036-44a4-bae6-ead4f82c0e93

Tiêu đề bài viết: Tên gọi Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

Chiến lược phát triển
Hình ảnh đẹp

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: