Sự kiện nổi bật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Thí điểm mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm
Ngày đăng: 28/09/2016

Lượt xem:


Sáng 27/9, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo đồng thuận giữa các cơ quan liên quan cấp thành phố về thí điểm “Mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, nhạy cảm tại quận Ninh Kiều” TPCT.
Quang cảnh Hội thảo.

Đây là một trong bốn hoạt động chính của chương trình triển khai thí điểm mô hình này tại địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT. Thông qua đó, nhằm cung cấp thông tin, giúp các đại biểu hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa và nội dung hoạt động của mô hình, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, đảm bảo quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, nhạy cảm khi tổ chức thực hiện.

Báo cáo tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hòa, Chi cục trưởng Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội Cần Thơ cho biết, một số vấn đề mà người lao động (nhất là lao động nữ) làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, nhạy cảm thường gặp phải là không được trả lương đầy đủ; không được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, không được ký hợp đồng lao động hoặc ký kết không đúng loại hợp đồng lao động; thường bị bóc lột sức lao động, bạo lực, bị ép uống rượu, bia, thậm chí sử dụng ma túy, hoặc bị ép quan hệ tình dục,…

Các đại biểu cũng chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện việc quản lý cũng như ký kết hợp đồng đối với người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, nhạy cảm, nguyên nhân là do lực lượng này luôn có sự biến động cao. Ngoài ra, chưa có cơ chế, chính sách, dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm xã hội của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, nhạy cảm,…

Bà Lê Thị Hà, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cho rằng những khó khăn nêu trên cũng là những khó khăn chung của các địa phương được lựa chọn thực hiện thí điểm “Mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam”. Tuy nhiên, mục tiêu chung là làm sao giảm thiểu được tác hại cũng như nguy cơ do mại dâm gây ra cho cá nhân, gia đình và xã hội; đồng thời, tìm ra biện pháp hữu hiệu để giúp cho lao động nữ làm việc tại các cơ sở dịch vụ giải trí, nhạy cảm có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ công, đảm bảo được quyền của người lao động. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm giữa các sở, ban ngành thành phố, các cơ sở kinh doanh và người lao động tại các cơ sở dịch vụ giải trí, nhạy cảm. Bà Lê Thị Hà, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng đề nghị Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện 4 hoạt động chính của chương trình. Hy vọng việc triển khai thí điểm mô hình này tại địa bàn quận Ninh Kiều sẽ là cơ sở thực tiễn giúp các cơ quan chức năng có thêm kinh nghiệm trong việc triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn TPCT và tham mưu hoạch định chính sách, hoàn thiện pháp luật về mại dâm ở Việt Nam trong thời gian tới.


Tuấn Anh


de6cde3c-73f0-40d1-a738-a8b1844aedb5

Tiêu đề bài viết: Thí điểm mô hình hỗ trợ đảm bảo quyền của người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Tuấn Anh.

Chiến lược phát triển
Hình ảnh đẹp

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: