Sự kiện nổi bật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Nâng cao đời sống người nông dân Đồng bằng
Ngày đăng: 18/08/2018

Lượt xem:


Ngày 18/8, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp Tổ chức Jica-Nhật Bản tổ chức Hội nghị Khoa học Quốc tế “Phát triển nông nghiệp bền vững trong tác động của biến đổi khí hậu: Thách thức và cơ hội”.
PGS TS Lê Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, nhiều tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung chỉ ra những thách thức mà ĐBSCL đang đối mặt, và đề ra giải pháp khắc phục, nhằm đưa nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành trồng trọt của ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng đây là khu vực rất dễ bị tổn thương và là một trong số vùng đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” bởi nước biển dâng, khiến sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng nặng và kém bền vững. Đối với trồng trọt, ngoài nguyên nhân chính có tác động nghiêm trọng là biến đối khí hậu (BĐKH), thì hệ thống đê bao chống lũ đã ngăn chặn nguồn phù sa bồi đắp cho đất; cùng với việc tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ sông Mê kông bị các quốc gia khai thác quá nhiều với các mục đích khác nhau, kết hợp việc nông dân trong vùng thực hiện thâm canh, tăng vụ, nhất là trồng lúa: có nơi 2 năm trồng đến 7 vụ, làm cho đất trồng trọt bạc màu, ô nhiễm môi trường nặng nề, dịch bệnh không thể kiểm soát nổi, chất lượng gạo kém do tồn dư quá nhiều lượng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến các tầng nước ngọt do nhu cầu nước tưới cho tăng vụ; tác động đến chăn nuôi và nguồn lợi thủy sản,…Tất cả đã khiến những thách thức càng nghiêm trọng. Và hạt gạo Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Đáng quan ngại hơn: cùng với sự hủy hoại tài nguyên đất và nguồn nước ngọt, sức khỏe người nông dân bị ảnh hưởng do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, và đại đa số hộ nông dân thuộc diện thu nhập thấp trong xã hội.

Tuy nhiên, theo GS TS Nguyễn Bảo Vệ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ:  Những khó khăn trên đã tạo ra cơ hội để khu vực có thể ra khỏi những tập quán canh tác phản khoa học, hủy hoại môi trường sống. Với vị trí đặc biệt của ĐBSCL, nhiều tổ chức quốc tế đã chọn khu vực làm đối tượng nghiên cứu sâu trong tác động của BĐKH toàn cầu. Các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Nhà nước về ĐBSCL đã có cái nhìn mới, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng; sản xuất tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; Chọn mô hình sản xuất thân thiện với môi trường và sống chung với các điều kiện của tự nhiên : “Như vậy, đây là cơ hội để tổ chức, sắp xếp lại hệ thống sản xuất cây trồng có hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên chúng ta phải có giải pháp kỹ thuật trong thực hiện, như: Sản xuất lúa 2 vụ/năm chắc chắn bền vững hơn 3 vụ/năm, nhưng phải nghiên cứu để đạt giá trị kinh tế cao hơn làm 3 vụ, phải thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất luân canh lúa và cây màu, để giảm chi phí sản xuất, tạo sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Ứng dụng công nghệ sinh học tạo những loại cây giống chất lượng cao, an toàn. Cần thực hiện mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, đó là canh tác lúa trong mùa mưa, nuôi tôm nước lợ vào mùa nắng. Nhưng phải có kỹ thuật canh tác phù hợp để chống sự mặn hóa của đất (do nuôi tôm). Nếu đất bị nhiễm mặn quá nặng thì không thể sản xuất được lúa, buộc phải chuyên canh nuôi tôm; Mà nếu chuyên canh thì sẽ phát sinh nhiều dịch hại”. GS TS Nguyễn Bảo Vệ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ngoài các giải pháp phát triển thích hợp đối với ngành chăn nuôi, vai trò và giải pháp của công nghệ sau thu hoạch và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị  nông sản Việt Nam cũng được nhiều nhà khoa học đề cập. Hiện nay rau quả tiêu thụ tươi là chủ yếu, gây tổn thất sau thu hoạch từ 15-35% tùy loại rau quả; giá trị sản phẩm còn thấp. Để giải quyết, TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, kiến nghị: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cho một số loại rau quả chủ lực, có thị trường xuất khẩu. Ứng dụng phương pháp sản xuất tiên tiến, thực hành sản xuất theo GAP để đảm bảo chất lượng của lúa gạo và rau quả tại thời điểm thu hoạch. Chế biến đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông sản. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các đối tác trong chuối giá trị rau quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm; cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng giữa các đối tác”.


Đan Phượng


a74147fb-e391-43ba-86b0-1423c326b7ce

Tiêu đề bài viết: Nâng cao đời sống người nông dân Đồng bằng. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Đan Phượng.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang