Văn bản mới


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Quản lý hoạt động đường thủy nội địa
Ngày đăng: 02/02/2021

Lượt xem:


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2021.

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: đầu tư xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; bảo đảm an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; quản lý hoạt động của phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động đường thủy nội địa.

Các công trình, hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa phải được bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định của Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.

Về bảo vệ môi trường trong khai thác cảng, bến thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định đối với cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu; bố trí nhân sự quản lý, thực hiện công tác bảo vệ môi trường cảng, bến. Thu gom, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý theo yêu cầu trong hồ sơ được duyệt; lưu giữ số liệu quan trắc để phục vụ kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

Giảm thiểu bụi và hạn chế tiếng ồn, độ rung gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động; bố trí cách ly và bảo đảm khoảng cách an toàn trong tiếp nhận, lưu kho hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa dễ cháy nổ theo quy định.

Theo Nghị định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức quản lý, khai thác bến khách ngang sông; thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng; bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương… Tổ chức giải tỏa các bến tập kết, xếp dỡ hàng hóa không đủ điều kiện để công bố hoạt động và các công trình, nhà hàng nổi, khách sạn nổi hoạt động trái quy định.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.


Kim Xuyến


f8a07b15-e76d-47f8-bfa1-c566aa0f8aa4

Tiêu đề bài viết: Quản lý hoạt động đường thủy nội địa. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Kim Xuyến.


Tải về Flash Player để xem phim.


Tải về Flash Player để xem phim.


Tải về Flash Player để xem phim.

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: