image banner
Thông báo kết quả đánh giá sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia
Lượt xem: 58
Màu chữ

Ngày 17/7/2025, Văn phòng UBND thành phố đã ban hành Công văn số 375/VPUB-KT, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Hùng về việc thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp Quốc gia năm 2025 (đợt 1) theo nội dung Công văn số 951/VPĐP-OCDL ngày 14/7/2025 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2025 (đợt 1) đến các chủ thể và UBND cấp xã theo đề nghị tại Công văn 951/VPĐP-OCDL của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; đồng thời, tiếp tục quan tâm mở rộng, quản lý vùng nguyên liệu, quản lý chất lượng, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với các lợi thế, giá trị và bản sắc của địa phương; chú trọng và quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định.

Trước đó, căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng OCOP cấp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2361/QĐ-BNNMT ngày 26/6/2025 phê duyệt danh sách sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2025 (đợt 1). Trong đó, thành phố Cần Thơ (tỉnh Sóc Trăng cũ) có 01 sản phẩm được công nhận OCOP cấp Quốc gia là Gạo ST 25 của Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí tại địa chỉ: xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (cũ).

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thông báo kết quả phân hạng đến các chủ thể và UBND cấp xã có sản phẩm được đánh giá, đồng thời triển khai các nhóm nhiệm vụ sau:

Đối với sản phẩm được công nhận OCOP cấp Quốc gia: tạo điều kiện hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trong sự kiện ngoại giao, hội nghị, hoạt động kết nối giao thương của địa phương; đưa sản phẩm OCOP vào danh mục quà tặng, quà biếu để lan tỏa thương hiệu vùng miền.

Đối với sản phẩm chưa được công nhận: tiếp tục hỗ trợ các chủ thể cải thiện chất lượng, đặc biệt trong các khâu xây dựng vùng nguyên liệu, bảo đảm yêu cầu pháp lý về chất lượng – an toàn thực phẩm – sở hữu trí tuệ – bảo vệ môi trường; chuẩn hóa quy trình và nâng cao giá trị gia tăng để sẵn sàng tham gia các đợt đánh giá tiếp theo.

Tác giả: Tấn Thuận
Bình luận  
Mã kiểm tra:


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1