Sự kiện nổi bật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Sụt lún đất ở ĐBSCL diễn ra ngày càng nhanh và nghiêm trọng
Ngày đăng: 22/11/2019

Lượt xem:


Sáng 22/11, tại Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ, Bộ Xây dựng và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức Hội thảo sụt lún đất tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu do Chính phủ Đức và Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ.
Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, vùng ĐBSCL chiếm 12% diện tích và khoảng 19% dân số của Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách và đã triển khai các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất này. Đặc biệt, Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Mai Thị Liên Hương, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi đây là vùng đất rất mẫn cảm với những thay đổi của tự nhiên. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thì tình trạng sụt lún đất đang xuất hiện ở nhiều nơi tại khu vực này sẽ mang đến nhiều hệ lụy.

Theo chuyên gia của GIZ, ĐBSCL đang bị sụt lún ở mức độ nhanh hơn so với mực nước biển dâng. Các số liệu vệ tinh mới đã vẽ nên một bức tranh khá khắc nghiệt về các khu vực đang bị sụt lún. Số liệu này được thu thập từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 và cho thấy tốc độ sụt lún không hề giảm. Ở các khu vực đô thị như Cần Thơ, nền đất sụt lún xuất hiện tại hầu hết mọi khu vực, dao động từ 2 đến 4cm một năm và điều này sẽ sớm không ngừng lại. Ở các khu vực nông thôn, vệ tinh phát hiện sụt lún ở mức 1cm/năm. Sụt lún tiếp diễn với tốc độ tương tự trong nhiều năm. Như vậy, sụt lún ở đô thị hay nông thôn đều có xu hướng tiếp tục với cùng cấp độ như những năm qua.

Ở một số vùng của ĐBSCL, ngập úng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và với tần suất thường xuyên hơn. Ở những khu vực có địa hình thấp sẽ bị hoàn toàn bị ngập chìm trong nước nếu không có hành động nào được thực hiện.

Tại Hội thảo, các chuyên gia từ Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Thiên nhiên Đức, các nhà khoa học của Hà Lan và các chuyên gia Việt Nam đóng góp ý kiến về những lĩnh vực khác nhau như đo lường mức độ sụt lún, hiểu về những lý do địa chất và tác động của hiện tượng này đối với cuộc sống của người dân. Nhiều đại biểu tham dự hội thảo thống nhất rằng việc khai thác nước ngầm là một yếu tố góp phần gây sụt lún, song cho dù có ngừng khai thác nước ngầm hoàn toàn thì cũng không thể ngăn chặn được hiện tượng này. Tuy nhiên, tốc độ sụt lún có thể được giảm thiểu nếu quản lý tốt việc khai thác nước ngầm, khai thác cát.


Phương Thảo


2dc5b8a8-0d5a-48c1-a504-7dc2c0f25de4

Tiêu đề bài viết: Sụt lún đất ở ĐBSCL diễn ra ngày càng nhanh và nghiêm trọng. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang