Sức khỏe cộng đồng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Cần Thơ báo động số ca mắc sởi
Ngày đăng: 30/07/2019

Lượt xem:


Trong 6 tháng đầu năm nay, Bệnh viện Nhi đồng (BVNÐ) TP Cần Thơ đã điều trị nội trú 599 ca mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có vài ca. Ðáng lưu ý là có nhiều ca nặng phải điều trị ở Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, thở máy.
Tiêm ngừa là giải pháp chủ động phòng bệnh sởi (Ảnh: Tiêm vắc-xin sởi - rubella cho trẻ tại quận Ninh Kiều).

Nhiều ca nặng ở trẻ nhỏ

Bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần Kinh, BVNĐ TP Cần Thơ cho biết, các năm trước, số ca sởi phải nhập viện điều trị rất ít, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, số ca sởi nhập viện tăng rất nhanh và số ca nặng cũng nhiều, việc điều trị rất vất vả.

Mẹ bé Lê Ngọc Hải Yến, 12 tháng tuổi, ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ nhập viện điều trị được 6 ngày, cho biết: “Ở nhà cháu bị sốt, mắt đỏ. Gia đình đưa đến khám ở trạm y tế. Uống thuốc 3 ngày không bớt, cháu sốt cao 39,5 độ. Gia đình lo quá, đưa vô BVNĐ TP Cần Thơ. Cháu nổi ban từ đầu lan dần xuống chân, sốt cao, ho khò khè, bác sĩ cho biết cháu bị biến chứng viêm phổi. Nhờ được điều trị tích cực hai ngày, ban lặn dần, cháu bớt sốt, ăn ngủ được, gia đình đỡ lo”.

Theo bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng, khi bị mắc sởi, trẻ lớn thường bị nhẹ, trong khi trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị nặng. Trẻ càng nhỏ, càng có nguy cơ bị nặng hơn. Từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh sởi diễn tiến rất phức tạp. Khoa thường xuyên tiếp nhận ca sởi dưới 5 tuổi, có biến chứng tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng huyết..., có trường hợp trẻ nhỏ nhiễm phải vi - rút độc lực mạnh phải chuyển Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, thở máy. Có trường hợp nhiễm phải vi - rút kháng kháng sinh, bác sĩ phải chuyển lên TP Hồ Chí Minh để có thuốc mới hơn điều trị. Lý giải nguyên nhân trẻ càng nhỏ tuổi, bị bệnh càng nặng, theo các bác sĩ, trẻ nhỏ, miễn dịch chưa hoàn chỉnh, cơ thể chưa có kháng thể nên khi bị bệnh, có nguy cơ bị nặng hơn trẻ lớn.

Cần tiêm ngừa phòng bệnh

Bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng cho biết, sởi có các biểu hiện ban đầu là sốt, ho, sổ mũi, viêm đường hô hấp, viêm kết mạc mắt... Đến ngày sốt thứ 4, xuất hiện ban rất đặc hiệu từ đầu lan dần xuống chân. Nếu chỉ có sốt, sổ mũi, phát ban thì có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, vì ban sởi có thể nhẫm lần với bệnh khác nên cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán phân biệt, nhất là phân biệt với bệnh kawasaki. Trung bình khoảng 10 ngày, ban lặn, bệnh thoái lui, trẻ dần hồi phục.

Theo các bác sĩ, sởi là bệnh lành tính, thường có thể tự thoái lui sau 10 ngày. Những năm gần đây, ở khu vực ĐBSCL, sởi xuất hiện rải rác nên phụ huynh chủ quan, không cho con đi tiêm ngừa. Tuy nhiên, sởi có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, viêm màng não... Bệnh sởi là bệnh do vi - rút gây ra, rất dễ lây lan trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm ngừa sởi. Theo các nghiên cứu, sau khi tiêm 1 mũi vắc- xin sởi, hiệu lực bảo vệ từ 80-85%; tiêm đủ 2 mũi đạt từ 90-95%.

Trong thực tế điều trị, Khoa Khoa Nhiễm - Thần Kinh, BVNĐ TP Cần Thơ tiếp nhận những trường hợp trẻ bị sởi chỉ 2-3 tháng tuổi. Trong khi lịch tiêm chủng của trẻ đến 9 tháng tuổi mới tiêm mũi sởi đầu tiên. Các bác sĩ khuyên bà mẹ tăng cường cho trẻ bú mẹ vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh. Trước khi mang thai, bà mẹ tiêm ngừa sởi để có kháng thể truyền cho con trong thời gian trẻ chưa đến tuổi tiêm ngừa sởi. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC), nếu đến tháng tiêm sởi mà trẻ bị bệnh không tiêm được thì mẹ có thể tiêm bù cho trẻ vào tháng sau.

Theo thống kê của BVNĐ TP Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2019, bệnh viện điều trị nội trú cho 599 bệnh nhi bị sởi đến từ TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Riêng tại Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2019, theo thống kê của CDC Cần Thơ, có 325 trường hợp mắc sởi. Số ca mắc tăng, có nguyên nhân, theo CDC Cần Thơ do các cơ sở y tế thu thập, báo cáo đầy đủ thông tin về bệnh sởi (theo thông tư 54/2015/TT-BYT) nên tăng hơn các năm trước. Năm nay, ngành y tế dự đoán sẽ xảy ra dịch sởi.


Báo Cần Thơ


Các tin khác:
Khai mạc Hội Nghị khoa học - Đào tạo liên tục và triển lãm nha khoa lần thứ VIII: Nha khoa trong thời đại kỹ thuật số  (11/05/2023)
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt Chứng nhận kim cương trong điều trị đột quỵ  (06/05/2023)
Cần Thơ: Chuyển giao công nghệ kỹ thuật can thiệp động mạch vành với sự hỗ trợ của Robot Corindus  (17/04/2023)
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nỗ lực cứu sống 2 sản phụ bị đột quỵ  (24/02/2023)
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đạt chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ  (02/02/2023)

b23906cc-1402-45cc-9083-d9820d53aa3b

Tiêu đề bài viết: Cần Thơ báo động số ca mắc sởi . Nội dung như sau: . Theo tác giả: Báo Cần Thơ.

Giá, phí - Lệ phí

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

CỔNG THÀNH PHẦN

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang