Văn bản mới


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm
Ngày đăng: 10/09/2019

Lượt xem:


Ngày 30/8/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BYT quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Thông tư này quy định nguyên tắc, trường hợp truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.

Cụ thể, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm; đồng thời được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất.

Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm phải tổ chức, ghi chép, lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin về lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm sau đây: Tên sản phẩm thực phẩm; Số lô sản xuất; Số lượng sản phẩm thuộc lô sản phẩm thực phẩm đã sản xuất; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng có quy định bắt buộc ghi hạn sử dụng; Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến; Bao bì, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng để bao gói lô sản phẩm thực phẩm; Mã nhận diện sản phẩm thực phẩm (nếu có).

Ngoài ra, khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải tổ chức, ghi chép, lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin sau đây: Tên, địa chỉ của cơ sở cung cấp sản phẩm thực phẩm cho cơ sở kinh doanh; Thông tin về loại sản phẩm thực phẩm, số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm đã nhập, đã bán và còn tồn ở kho cơ sở kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải có trách nhiệm thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định. Bên cạnh đó, lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng. Đồng thời, gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm quyền tối đa 5 ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu truy xuất của cơ quan có thẩm quyền.

Sở Y tế, cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương theo thẩm quyền phân cấp quản lý.

Thông tư số 25/2019/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 16/10/2019.

 


Thùy Trang


7640fde5-f7be-4cd5-8e4c-0db7bb7a99c2

Tiêu đề bài viết: Quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Thùy Trang.


Tải về Flash Player để xem phim.


Tải về Flash Player để xem phim.


Tải về Flash Player để xem phim.

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: