Địa phương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Ngày đăng: 26/12/2024

Lượt xem:


Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đồng thời, tổng hợp, thông báo các vấn đề phát sinh về Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND thành phố để phối hợp xử lý kịp thời, theo quy định.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp không chủ quan, không lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT; trong đó chú trọng các nội dung sau:

Rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi; trong đó chú ý tiêm phòng đầy đủ đối với các bệnh (Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Dại,…) tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao, địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng do rét  đậm, rét hại,…

Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt trong công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm làm giống và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam.

Khẩn trương hoàn thiện việc phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương năm 2025 và các năm tiếp theo; trong đó cần bố trí đầy đủ kinh phí cho công tác  tiêm vắc xin phòng các bệnh; kinh phí chủ động giám sát, cảnh báo và phục vụ  xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; kinh phí triển khai các  Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật; kinh phí  mua thuốc sát trùng và chi trả tiền công cho các lực lượng tham gia phòng,  chống dịch bệnh động vật.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; nội dung phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, vùng nguy cơ, tác hại của dịch bệnh; các biện pháp phòng bệnh như tiêm phòng, vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học.

Thành lập các đoàn công tác do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Lãnh đạo UBND các cấp đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương có nguy cơ cao, có tỷ lệ tiêm phòng thấp, địa phương có các loại dịch bệnh động vật xảy ra trong năm 2024.

Theo báo cáo của cơ quan thú y các địa phương, trong năm 2024 hầu hết các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đều xảy ra (như  bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục,  Dại), nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây tổn thất lớn về kinh tế đối với người  chăn nuôi lợn; kết quả giám sát chủ động cho thấy hiện nay các loại mầm bệnh  còn lưu hành ở nhiều địa phương với tỷ lệ tương đối cao. Do đó, nguy cơ dịch  bệnh xảy ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là rất cao, đặc biệt  khi thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây  lan và gây bệnh; việc vận chuyển, giết mổ động vật, các sản phẩm động vật gia  tăng mạnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm 2025; tổng đàn gia súc, gia cầm sẽ tăng cao sau Tết Nguyên đán để tái đàn; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.


Tấn Thuận


Các tin khác:
Tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão  (11/07/2025)
Bố trí trụ sở, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chính quyền địa phương mới và quản lý, sử dụng, khai thác trụ sở dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính  (11/07/2025)
Tổ chức hoạt động Ban An toàn giao thông trong mô hình chính quyền địa phương hai cấp  (09/07/2025)
Tổ chức triển khai chế độ tiền lương, phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương 02 cấp  (09/07/2025)
Cần Thơ đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân  (09/07/2025)

375409b9-ea5c-4228-ac24-e83cb25eb9b6

Tiêu đề bài viết: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Tấn Thuận.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang