Điển hình tiên tiến


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Mô hình trồng khóm MD2
Ngày đăng: 03/05/2019

Lượt xem:


Sau chuyến tham quan mô hình trồng khóm MD2 của bà con tại tỉnh Hậu Giang, cuối năm 2016, Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền đã kết hợp với UBND xã Trường Long vận động bà con tại ấp Trường Thọ 2 tham gia trồng loại cây này. Theo dự kiến ban đầu sẽ triển khai trên diện tích 8ha, nhưng sau thời gian vận động, chỉ có 1 hộ duy nhất tham gia trồng với tổng diện tích là 7.000m2. Hiện nay diện tích khóm đã vào đợt thu hoạch, ước tính thu nhập cao hơn gấp 3 - 4 lần trồng lúa.
Khóm MD2. Nguồn: Internet.

Chú Lê Phước Nguyên, người duy nhất trên địa bàn xã Trường Long trồng loại khóm này cho biết, trên diện tích 7.000m2 đất ruộng chú trồng 30.000 cây khóm, nhưng do chưa có kinh nghiệm trong việc lên bờ, nên 2.000m2 bị ngập nước không thu hoạch đạt. Mặc dù 5.000m2 còn lại bị ảnh hưởng nhẹ nhưng nếu thu hoạch hết khoảng 20 tấn trái, hiệu quả vẫn cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, nên rất phấn khởi.

Khóm MD2 là loại cây dễ trồng, không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian trồng từ 16 - 18 tháng là cho trái. Khi thu hoạch có thể cho từ 3 - 4 đợt trái nhưng chỉ tốn công đầu tư ở giai đoạn đầu nên cho lợi nhuận dài. Chỉ cần phun phân hàng tháng và lên bờ cao, xử lý nước tốt thì cây sẽ tốt.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây (West Food) đang bao tiêu đầu ra với giá 6.000 đồng/kg, riêng phần chồi giống sẽ thu 3.000 đồng/kg.

Khi người dân trồng sẽ được Công ty hỗ trợ về cây giống theo hình thức trả dần qua 3 mùa thu hoạch: mùa đầu 50%, 2 mùa tiếp theo 50% và cử nhân viên hỗ trợ về kĩ thuật nên rất thuận lợi.

Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện mô hình, hiện nay xã Trường Long tích cực tổ chức họp dân, tuyên truyền vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập. Ông Nguyễn Út Em - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền cho biết, ngành nông nghiệp huyện cũng đang khuyến cáo bà con nên chuyển đổi từ cây lúa sang cây khóm và có định hướng mở rộng diện tích trồng ở 2 xã Nhơn Nghĩa và Trường Long với diện tích 100ha.

Chú Lê Phước Nguyên, người duy nhất trên địa bàn xã Trường Long trồng loại khóm này cho biết, trên diện tích 7.000m2 đất ruộng chú trồng 30.000 cây khóm, nhưng do chưa có kinh nghiệm trong việc lên bờ, nên 2.000m2 bị ngập nước không thu hoạch đạt. Mặc dù 5.000m2 còn lại bị ảnh hưởng nhẹ nhưng nếu thu hoạch hết khoảng 20 tấn trái, hiệu quả vẫn cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, nên rất phấn khởi.

Khóm MD2 là loại cây dễ trồng, không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian trồng từ 16 - 18 tháng là cho trái. Khi thu hoạch có thể cho từ 3 - 4 đợt trái nhưng chỉ tốn công đầu tư ở giai đoạn đầu nên cho lợi nhuận dài. Chỉ cần phun phân hàng tháng và lên bờ cao, xử lý nước tốt thì cây sẽ tốt.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Xuất khẩu Miền Tây (West Food) đang bao tiêu đầu ra với giá 6.000 đồng/kg, riêng phần chồi giống sẽ thu 3.000 đồng/kg.

Khi người dân trồng sẽ được Công ty hỗ trợ về cây giống theo hình thức trả dần qua 3 mùa thu hoạch: mùa đầu 50%, 2 mùa tiếp theo 50% và cử nhân viên hỗ trợ về kĩ thuật nên rất thuận lợi.

Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện mô hình, hiện nay xã Trường Long tích cực tổ chức họp dân, tuyên truyền vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập. Ông Nguyễn Út Em - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền cho biết, ngành nông nghiệp huyện cũng đang khuyến cáo bà con nên chuyển đổi từ cây lúa sang cây khóm và có định hướng mở rộng diện tích trồng ở 2 xã Nhơn Nghĩa và Trường Long với diện tích 100ha.


Lan Phương


Các tin khác:
Ước mơ làm cô giáo  (14/01/2020)
Triệu phú mai vàng  (11/12/2019)
Những lão nông hiến tạng cứu người  (24/10/2019)
Lớp học tình thương của bà “giáo già”  (21/10/2019)
Sinh viên sáng tạo - Đoàn viên năng động  (10/10/2019)

07790040-e309-43df-a76c-c93aa3646b16

Tiêu đề bài viết: Mô hình trồng khóm MD2. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Lan Phương.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang