Sức khỏe cộng đồng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Tổng kết truyền máu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày đăng: 14/11/2019

Lượt xem:


Ngày 14-11-2019, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ tổ chức hội nghị Tổng kết truyền máu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2019 và báo cáo chuyên đề huyết học. Đến dự có bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, lãnh đạo các Sở Y tế và các Bệnh viện trong khu vực.

Tại TP Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam bộ, Bệnh viện (BV) Huyết học – Truyền máu Cần Thơ là BV duy nhất của khu vực tiếp nhận lượng máu hiến lớn để điều chế, sàng lọc, bảo quản, từ đó có những đơn vị máu sạch đạt tiêu chuẩn, có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cho cả vùng, đảm bảo cho cấp cứu và điều trị. Năm 2019, BV tiếp nhận máu từ 11 tỉnh, thành trong khu vực và một phần trong quân đội, được gần 160.000 đơn vị máu, tăng gần 40.000 đơn vị máu so với năm 2018, trong đó TP Cần Thơ hiến nhiều máu nhất với hơn 25.000 đơn vị. Khoa Hiến máu của BV làm việc tất cả các ngày trong tuần. Bình quân BV tiếp nhận từ 500 đến 1.000 đơn vị máu/ngày. BV đã sàng lọc điều chế và đảm bảo cung cấp để phục vụ cấp cứu và điều trị cho 70 BV trong khu vực ĐBSCL.

BS. CKII Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc BV Huyết học – Truyền máu TP Cần Thơ, cho biết: “Để có được những sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, ngoài việc kiểm tra sàng lọc người hiến máu trước khi lấy máu, BV đã xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, Viêm gan B, Viêm gan C, Giang mai… bằng kỹ thuật Elisa, hoá phát quang và kỹ thuật sinh học phân tử NAT theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn truyền máu. Bên cạnh đó, BV từng bước triển khai các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu như: Điện di hemoglobin, dấu ấn tế bào Flow cytometry và điều trị các bệnh lý về máu: Thiếu máu, suy tuỷ, bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý thiếu hụt các yếu tố đông máu… cho người dân tại TP Cần Thơ và khu vực.”.

Tuy nhiên, công tác tiếp nhận máu còn một số tồn tại như: Vấn đề đảm bảo nguồn máu hiếm (Hồng cầu Rh (-)) trong điều trị; người hiến máu đến không đúng theo số lượng đăng ký; khám sức khoẻ không đạt; kết quả xét nghiệm không đạt. Các nguyên nhân không đạt thường gặp: Người hiến máu bị cao huyết áp, thức khuya, uống nhiều rượu bia.

Trong nội dung báo cáo chuyên đề, PGS.TS.BS. Huỳnh Nghĩa, Phó Khoa Y, Phó Chủ nhiệm bộ môn Huyết học, trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh, hướng dẫn về Sử dụng máu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không được truyền máu toàn phần, chỉ truyền các chế phẩm máu tuỳ theo bệnh cảnh và sự thiếu hụt máu của bệnh nhân, nhằm đảm bảo tính an toàn, tránh tai biến truyền máu có thể gây tử vong hoặc để lại biến chứng cho bệnh nhân...

Bên cạnh chuyên đề “Hiệu quả điều trị Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối bằng phương pháp thay huyết tương” của BS.CKII Nguyễn Văn Thạo, khoa Huyết học, BV Chợ Rẫy; ThS.BS. Lê Phước Đậm, Phó trưởng đơn vị ghép tế bào gốc, khoa Huyết học, BV Chợ Rẫy, thu hút các đại biểu với chia sẻ về kỹ thuật “Điều trị ghép tế bào gốc máu ngoại biên tự thân trên bệnh nhân đa u tuỷ xương tại khoa Huyết học BV Chợ Rẫy”. Kỹ thuật hỗ trợ cho Hoá trị liệu này đã giúp nhiều bệnh nhân chậm thời gian tái phát bệnh. Một số bệnh nhân còn đẩy lui các bệnh như suy thận, đau nhức xương, giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.


Đan Phượng


c66d61ee-f79d-4632-b02d-9de76edf93d9

Tiêu đề bài viết: Tổng kết truyền máu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Đan Phượng.

Giá, phí - Lệ phí

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

CỔNG THÀNH PHẦN

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang