Thông tin hoạt động của Hội - Đoàn thể


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương
Ngày đăng: 19/06/2020

Lượt xem:


Chiều 18/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ. Đến dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành thành phố và cán bộ phụ nữ các quận, huyện.
Quang cảnh hội thảo vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ

Chiều 18/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ. Đến dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành thành phố và cán bộ phụ nữ các quận, huyện.

Hội thảo này nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư trở về và gia đình của họ” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ, thông qua Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM). Thành phố Cần Thơ là địa phương thứ 3 trong 5 địa bàn (Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Hậu Giang) dự án tổ chức hoạt động này. Mục tiêu nhằm hỗ trợ phụ nữ Việt Nam đi di cư trở về có đủ các điều kiện để tái hòa nhập bền vững thông qua nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe giới thiệu tổng quan về Dự án; tình hình chung của phụ nữ Việt nam kết hôn di cư hồi hương tại thành phố Cần Thơ, những khó khăn, trở ngại của phụ nữ kết hôn di cư hồi hương liên quan đến việc hòa nhập cộng đồng, giải quyết ly hôn, tìm kiếm việc làm, việc học hành và nhập quốc tịch cũng như các quyền lợi cơ bản khác cho con cái của họ,…

Hội thảo cũng dành phần lớn thời gian để thảo luận về việc thành lập và vận hành Văn phòng dịch vụ một điểm đến (OSSO); cơ chế, cách thức phối hợp và vai trò trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành liên quan trong quá trình vận hành văn phòng này, mục tiêu nhằm hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, tư vấn trước, trong và sau khi kết hôn.

Theo số liệu thống kê, hàng năm, Việt Nam có khoảng trên 500.000 người di cư ra nước ngoài lao động, trong đó, lao động nữ chiếm khoảng trên 30% tùy theo thị trường và giai đoạn. Mỗi năm, hàng chục nghìn công dân Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài, trong đó, trên 90% là phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều người khi trở về Việt Nam gặp khó khăn, vì thiếu việc làm và gặp các khó khăn khác về pháp lý, tâm lý của bản thân phụ nữ và con cái của họ. Phân tích tình hình của phụ nữ Việt Nam di cư kết hôn hồi hương và con cái của họ năm 2017 cho thấy, khoảng 50% phụ nữ kết hôn di cư trở về Việt Nam sẽ định cư ở nơi khác không phải quê hương họ do thiếu cơ hội việc làm, kỳ thị hoặc định kiến gia đình, xã hội.

Tại thành phố Cần Thơ theo thống kê của Sở Tư pháp, từ năm 2019 đến 30/5/2020, toàn thành phố có 2.594 trường hợp kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, trong đó kết hôn với người Trung Quốc, Hàn Quốc là 2.004 trường hợp. Kết hôn chủ yếu thông qua bạn bè hoặc họ hàng giới thiệu, thông qua môi giới, một số ít thông qua mạng internet. Mục đích kết hôn chủ yếu vì mục đích kinh tế. Hầu hết cô dâu đa số ở vùng nông thôn, có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, không có việc làm ổn định hoàn cảnh gia đình khó khăn nên muốn đổi đời để có thể giúp đỡ cho gia đình về mặt kinh tế.

 


Phương Thảo


7aa20132-0258-4c79-b0bf-5395980bec4e

Tiêu đề bài viết: Vận động chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang