Thông tin hoạt động của Sở ngành


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Thảo luận tình trạng sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày đăng: 23/03/2021

Lượt xem:


Sáng ngày 22/3, tại TP Cần Thơ, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức Hội thảo tham vấn dự án Quản trị tình trạng sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Quang cảnh Hội thảo

Dự án Quản trị tình trạng sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực ĐBSCL do Đại sứ quán Hà Lan tài trợ được thực hiện trong 15 tháng, bắt đầu từ tháng 1/2020. Dự án đã hoàn thành 4 khảo sát nghiên cứu điển hình tại 4 tỉnh, thành: Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre với các thông tin và phân tích cụ thể về hiện trạng sụt lún, quản lý và điều hành nước ngầm tại từng địa phương nhằm mục đích xây dựng các chính sách liên quan đến vấn đề sụt lún dựa trên cơ sở khoa học thông qua thảo luận với các bên liên quan về vấn đề sụt lún và đưa ra các giải pháp khả thi.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý tập trung thảo luận các giải pháp quản trị sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực ĐBSCL. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy ĐBSCL đang sụt lún 1cm/năm, tốc độ trung bình lên tới 5,7cm/năm tại một số địa điểm. Trong đó, tốc độ sụt lún của TP Cần Thơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường đo lường tăng lên 4,37cm/năm từ năm 2005 - 2017. Khảo sát của InSAR từ năm 2015-2019 cho thấy TP Cần Thơ là điểm nóng về sụt lún với tốc độ vượt quá 5cm/năm ở hầu hết các khu vực. Một trong những nguyên nhân gây ra sụt lún là do khai thác nước ngầm quá mức, dân số tăng nhanh, sự phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp dẫn đến nhu cầu nước ngầm tăng cao...

Do vậy, các chuyên gia khoa học cùng các đại biểu tham dự đề xuất, trong thời gian tới, các địa phương cần nghiêm túc triển khai xây dựng phương án khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Song song đó, triển khai các giải pháp hạn chế khai thác nước ngầm, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn nước ngọt thay thế như: sử dụng nguồn nước mặt, nước mưa…; các địa phương tăng cường cung cấp nước sạch cho người dân; tăng cường hệ thống thoát nước tự nhiên; bổ sung nước ngầm và nâng cao bề mặt đất; thực hiện quy hoạch hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của sụt lún đất…


Kim Xuyến


ca943a93-6069-4b26-90d6-0ce49c523a06

Tiêu đề bài viết: Thảo luận tình trạng sụt lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Kim Xuyến.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang