Thông tin hoạt động của Sở ngành


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020
Ngày đăng: 26/10/2020

Lượt xem:


Ngày 26/10/2020, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị Sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020.
Quang cảnh Hội nghị Sơ kết

Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ cùng với UBND các tỉnh/thành phố trên cả nước đã triển khai các nội dung Chương trình và thực hiện hoàn thành các mục tiêu chương trình đã đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản trung bình hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 đạt 6% (đạt mức chỉ tiêu chương trình đề ra 6%). Trong năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, dự kiến năm 2020 đạt 8,2 triệu tấn, vượt mức chỉ tiêu chương trình đề ra (đạt từ 6,5 đến 7 triệu tấn); giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,6 tỷ USD, dự kiến năm 2020 là 10 tỷ USD (vượt mức chỉ tiêu chương trình đề ra đạt từ 8 đến 9 tỷ USD); công suất cảng cá tăng thêm khoảng 352.000 tấn hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm khoảng 24.900 tàu, vượt mức chỉ tiêu chương trình đề ra (công suất cảng cá tăng thêm 350.000 tấn hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm khoảng 15.000 tàu).

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020 vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác quản lý sau đầu tư chưa hiệu quả nên công trình xuống cấp, giảm hiệu quả sử dụng sau đầu tư; công tác duy tu, bảo trì công trình chưa được địa phương quan tâm, bố trí kinh phí tổ chức thực hiện để đảm bảo chất lượng, điều kiện vận hành và công bố (đối với cảng cá, khu neo đậu tránh bão) theo quy định của Luật Thủy sản; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng công trình chưa sát với yêu cầu thực tế chuyên ngành nên nhiều công trình sau khi đầu tư không đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Theo đó, để góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu mà chương trình đã đề ra, đưa ngành thủy sản là một trong những ngành chủ lực phát triển, Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh/ thành phố triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng, phát triển ngành thủy sản tại địa phương phù hợp với mục tiêu, định hướng và đáp ứng đủ quy mô, công suất tại các quy hoạch ngành thủy sản; chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng ngành thủy sản, cũng như thực hiện công tác duy tu, bảo trì công trình đảm bảo chất lượng, điều kiện hoạt động và hiệu quả nguồn lực đã đầu tư; đồng thời, chủ động kêu gọi các nguồn lực hợp pháp từ doanh nghiệp, nhà đầu tư, tư nhân tham gia đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng ngành thủy sản…

Dịp này, Bộ NN&PTNT cũng đã ghi nhận ý kiến góp ý của đại điện lãnh đạo chính quyền, doanh nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đối với Dự thảo Quyết định Phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ.


Phạm Nga – Phương Thảo


f22ed8d2-74af-4f03-bab5-3ce1fc80165e

Tiêu đề bài viết: Sơ kết thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phạm Nga – Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang