Văn hóa - Tín ngưỡng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Múa lân ngày Tết
Ngày đăng: 28/01/2019

Lượt xem:


Múa lân ngày Tết - mỹ tục dân gian tồn tại hàng trăm năm qua đang được người Cần Thơ gìn giữ, phát huy với ước nguyện về bình an, may mắn. Xuân lại về, trong tiếng trống lân rộn ràng, hình ảnh con lân nhảy múa, mang đến cho người xem sự phơi phới trong tâm hồn và kỳ vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc.
Các thành viên Đoàn Lân- Sư- Rồng Việt Anh Đường, quận Ninh Kiều lại tất bật tập luyện để đem lại cho gia chủ những bài biểu diễn đẹp dịp tết đến, xuân về.

Cứ bước qua tháng Chạp, các thành viên Đoàn Lân-Sư-Rồng Việt Anh Đường (quận Ninh Kiều) lại tất bật tập luyện. Được thành lập cách đây hơn 20 năm, Đoàn Lân-Sư-Rồng Việt Anh Đường hiện là một trong những đoàn mạnh của TP.Cần Thơ. Các kỹ thuật về biểu diễn lân, trống và chúc phúc cho gia chủ dịp Tết luôn được đoàn thực hiện bài bản. Ông Lê Quang Việt, Trưởng Đoàn Lân-Sư-Rồng Việt Anh Đường, chia sẻ: Hồi xưa đi thấy đoàn lân múa rồi đam mê và chọn theo đuổi nghề tới giờ cũng là nghề chính của gia đình. Tết mà đem lân tới nhà gia chủ múa người ta vui, mình cũng vui, vì lân là một con vật linh thiêng người ta muốn lân tới nhà để biểu diễn. Khi lân vào nhà, nó sẽ xua đuổi những điều không may mắn, giúp làm ăn suôn sẻ.

Là người có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Nam bộ, soạn giả Nhâm Hùng cho rằng: Múa lân xuất phát từ truyện cổ dân gian “Sự tích con Lân và Ông Địa”. Chuyện kể rằng, xưa có con quái thú từ dưới biển lên quấy nhiễu dân lành – tục gọi là Lân. Ông Địa đã chế ngự quái thú, biến Lân thành con thú ăn chay, hiền lành, tu tâm dưỡng tánh. Từ đó, mỗi năm, Ông Địa lại dẫn Lân xuống núi chúc Tết. Tục múa lân ngày Tết ra đời từ đó. Nói về tục múa lân ngày tết, Soạn giả Nhâm Hùng, cho biết “Lân là một con vật thần thoại, là một con vật linh thiêng, thuộc một trong bốn dạng tứ linh “Lân, Long, Quy, Phụng”. Lân biểu hiện ở chổ giá trị sung túc, nảy nở cho nên tới tết là có múa lân”.

Người múa lân phải có thể lực tốt, am tường võ đạo. Mọi động tác như lân hái lộc, lân ăn, lân ngủ… nhất cử nhất động đều dứt khoát và hòa hợp với trống lân. Chính sự kỳ công ấy mà múa lân ngày Tết luôn được các gia đình đón chào, thích thú. “Múa lân ngày tết xua đuổi những gì không hay, không tốt ở năm cũ. Mong muốn một năm mới mọi đều tốt lành, làm ăn suôn sẻ. Mấy năm mà khó khăn không có múa lân thấy không khí tết im lìm, buồn tẻ lắm”. Cụ Lê Văn Hoằng, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, cho biết thêm.

Ở Cần Thơ hiện vẫn còn nhiều gia đình làm nghề chế tác đầu lân, mặt nạ ông địa. Gia đình bà Lâm Thị Hiền, ngụ phường An Lạc, quận Ninh Kiều, có đến 4 đời làm nghề. Bà Hiền nhớ, hồi xưa trẻ con rất mê đầu lân, không thể thiếu trong dịp tết đến. Nay thì dù không còn thịnh hành nhưng gia đình vẫn cố giữ nghề. Bà Lâm Thị Hiền, phường An Lạc, quận Ninh Kiều, cho biết: Đời cha nói, có khó khăn cũng gán theo đuổi nghề này, đừng bỏ, phải cố gắng làm.

Xuân lại về, trong tiếng trống lân rộn ràng, hình ảnh con lân nhảy múa, mang đến cho người xem sự phơi phới trong tâm hồn và kỳ vọng về một năm mới tốt lành.

 


Nguyễn Tín


a68e8b58-c6fa-4f38-a674-0556020875e5

Tiêu đề bài viết: Múa lân ngày Tết. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Nguyễn Tín.

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA
BẢN ĐỒ CẦN THƠ
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Copyright 2017 CANTHO PORTAL. All rights reserved.
English | Français