HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Di tích - Thắng cảnh


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Hội Linh Cổ Tự
Ngày đăng: 13/10/2005

Lượt xem:


Với lối kiến trúc độc đáo tồn tại qua hơn trăm năm cùng những đóng góp trong suốt quá trình kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Năm 1993 Hội Linh Cổ Tự được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa.

Với lối kiến trúc độc đáo tồn tại qua hơn trăm năm cùng những đóng góp trong suốt quá trình kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Năm 1993 Hội Linh Cổ Tự được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa.



Không gian thoáng mát phía trước chùa


Địa chỉ: Số 314/36 Cách mạng tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ

Trên đường Cách Mạng Tháng Tám, cách trung tâm Quận Ninh Kiều 4 Km có một cổng lớn mang dòng chữ “Hội Linh Cổ Tự”, từ cổng đi vào 200m là nơi ngôi chùa tọa lạc. Ban đầu chùa có tên gọi là “Hội Linh tự” bởi cửa chùa quay ra hướng sông Hậu. Ngoài ra, chùa còn có tên gọi khác là Chùa Xẻo Cạn do được xây dựng  ở ngọn một con rạch nhỏ.

Người có công đầu sáng lập là Ông Phạm Văn Bường và bà Nguyễn Thị Tám xây dựng ngày 15/01/1907 bằng tre lá. Đến năm 1914 Hoà Thượng Thích Hoàng Đạo xây lại bằng vật liệu kiên cố.

Năm 1945 các vị Hoà thượng, Thượng Toạ thực hiện lệnh “tiêu thổ kháng chiến” tự thiêu huỷ “trung đường” không để thực dân Pháp đóng đồn bót tái chiếm Cần Thơ.

Trong thời kỳ Đảng bộ Tỉnh Cần Thơ còn hoạt động bí mật, chùa là nơi nuôi chứa cán bộ chủ chốt của Tỉnh Ủy, Thị xã Cần Thơ, nơi đây đã triển khai các Nghị quyết quan trọng, là căn cứ cách mạng trên địa bàn TP Cần Thơ.

Trong hai cuộc kháng chiến hoạt động trong lòng địch nhiều cán bộ cách mạng đã được nuôi chứa như đồng chí Đinh Công Dụng, đồng chí Ba Tôn, đồng chí Huỳnh Công Đài, đồng chí Thiều Quang Thể...

Từ năm 1959 Hoà Thượng Thích Pháp Thân  ngoài thành tích phục vụ cách mạng còn vận động gia đình phật tử tham gia hoạt động cách mạng. Nhà chùa còn là nơi nương tựa cho những gia đình nghèo khó, khó khăn.

Bước vào địa phận chùa, thoạt đầu ta gặp phòng thuốc từ thiện và nghĩa địa ở phía trước chùa, đó là thuyết sinh, lão, bệnh, sử của nhà Phật. 




Mặt trước ngôi chùa


Kiến trúc chùa Hội Linh không giống như kiến trúc của các ngôi chùa Phật cổ khác. Từ gian chánh điện đến các gian nối tiếp theo tạo thành một trục thẳng với chiều ngang bằng nhau, chùa được xây dựng bằng vật liệu gạch, xi măng, sắt, gỗ, mái lợp ngói, nền lát gạch tàu. Kết cấu tường gạch,hệ thống vòm mái được nâng đỡ bởi những hàng cột gỗ quý tròn đường kính 25cm có chân đế bằng đá, trụ xi măng. Các vỉ kèo kết cấu đơn giản, làm theo kiểu nhà Trính, các cây trổng được bào láng đặt trên cối hình vuông, hình thang, đầu trổng có hình cánh dơi. Các bao lam nơi chánh điện và các điện thờ được chạm trổ rất công phu. Họa tiết, hoa văn trang trí trong chùa đều theo những quy ước truyền thống: Long Quy Phụng Hưu, Mai Lan Cúc Trúc Sen...

Tóm lại, mảng điêu khắc ở chùa Hội Linh rất đáng kể, không những về số lượng mà cả về chất, tiêu biểu là tượng Giám Trai, tượng này có thể xếp vào lọai quý hiếm.

Các hiện vật trong chùa có chuông đồng, mõ, bộ binh khí (16 cái), 66 tượng chất liệu có loại gỗ, xi măng, thạch cao và đồng, giường sắt vạt gỗ và bộ bàn ghế gỗ cán xà cừ.

Nhờ những công lao trong kháng chiến và trong xây dựng đất nước, Hội Linh Cổ Tự được nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng chiến hạng 3” và được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định số 774-QĐ/BT ngày 21/ 6/ 1993 công nhận là di tích Lịch sử - văn hóa.


Nguồn: sưu tầm


Các tin khác:
Nét đẹp chùa Khôsa Răngsây  (05/08/2011)
Lần theo những con đường đẹp tại Cần Thơ  (28/07/2011)
Bảo tàng Quân khu 9  (22/05/2008)
Chùa Ông  (01/03/2007)
Bảo tàng Cần Thơ  (01/03/2007)

e3df21b3-e759-454f-ab01-5d6d527a1ac1

Tiêu đề bài viết: Hội Linh Cổ Tự. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: sưu tầm

.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang