HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Di tích - Thắng cảnh


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Mộ nhà thơ Phan Văn Trị
Ngày đăng: 13/10/2005

Lượt xem:


Khu tưởng niệm nằm trên lộ Vòng Cung, cách Tp. Cần Thơ khỏang 16km. Hàng nằm cứ vào ngày giỗ ông (nhà thơ Phan Văn Trị), nơi đây lại tổ chức nhiều hoạt động lễ hội phong phú nhằm tưởng nhớ đến những công lao mà ông đã đóng góp cho vùng đất Nam Bộ này. Hiện nay, khu tưởng niệm đã trở thành một điểm tham quan chính trong tuyến du lịch “Làng Cổ Bình Thuỷ - Lộ Vòng Cung” của thành phố Cần Thơ.

Vị trí ngôi mộ Phan Văn Trị : 

Đường bộ :Từ Cần Thơ đến thị trấn Cái Răng là 6km, đi tiếp từ Cái Răng đến xã Nhơn Ái là 9 km , đi tiếp 1 km theo rạch Cái Tắc là đến mộ chí. 

Đường thủy: Từ bến tầu Cần Thơ theo kênh Cần Thơ đến Cái Răng là 5 km. Đi tiếp 10 km nữa đến cầu Trà Niềng và rẽ vào rạch Cái Tắc khoảng 1 km là đến di tích.



Sơ lược tiểu sử Nhà thơ Phan Văn Trị :

Nhà thơ Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh và đậu cử nhân năm 20 tuổi tại kỳ thi Hương của trường Gia Định năm 1849. 

Tuy là nhà nho học, nhưng đứng trước cảnh nước mất nhà tan, ông không đi theo con đường hoạn lộ, mà cùng với các sĩ phu tiết nghĩa thời bấy giờ như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt... dùng ngòi bút, tinh thần bất khuất để đả kích quân ngoại xâm và triều đình nhà Nguyễn nhu nhược trước sự xâm lược của thực dân Pháp.  

Khi còn ở Vĩnh Long (1862-1868), ông cùng với nhiều sĩ phu yêu nước đề xướng và phát động phong trào bất hợp tác với giặc, khiến Pháp gặp nhiều lúng túng trong việc xây dựng bộ máy cai trị tại miền Nam. Về làng Nhơn Ái, Phong Điền, ông mở lớp dạy học, làm thơ ca ngợi ý chí của các sĩ phu yêu nước và mất tại đây. 

Cử nhân Phan Văn Trị sống thanh bần, nhưng không là quy ẩn, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông đã để lại trong lịch sử và văn học sử nước nhà một dấu ấn đẹp 

Thăng trầm nơi yên nghỉ cụ Cử Trị : 

Bà con làng Nhơn Ái đã trân trọng gìn giữ ngôi mộ của nhà thơ qua nhiều thế hệ. Từ năm 1942 trở về trước, do chiến tranh loạn lạc, mộ của ông không có bia, không tam cấp đá, không gò đất đắp vun, chỉ là một thảm cỏ xanh rì bằng phẳng, nên người dân Nhơn Ái đã đắp mộ và dựng bia để tưởng nhớ (tấm bia mộ này hiện nay đã lạc mất). Đến năm 1959, mộ cụ Cử nhân được xây bằng xi măng bao quanh, giữa là nắm đất trồng cỏ xanh, có tấm bia khắc chữ quốc ngữ. Đến năm 1985, đoạn đường từ rạch Trà Niềng vào mộ đã được nhân dân và học sinh xã dọn dẹp, đắp đất, trồng cây... Xung quanh khu mộ là vườn cây vắng lặng, đi lại khó khăn vì chỉ là đường đất, nhất là trong mùa mưa. 

Năm 1990, năm văn hóa - xã hội của tỉnh Hậu Giang (cũ), khu mộ của cử nhân Phan Văn Trị được trùng tu tôn tạo, với nấm mộ mới bằng xi măng đá mài, có tam cấp, nhà tưởng niệm, hình ảnh, mộ bia cao 1,2 m, văn bia đá mài cao 1,6m, lối đi, hàng rào sắt và hàng rào cây xanh... trên tổng diện tích 600 m2. Đến tận lúc này, những hiện vật sưu tầm về cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của cụ vẫn chưa nhiều, chủ yếu dựa vào những cứ liệu còn lại tại khu mộ và danh sách các vị thi đậu cử nhân khóa 1849 trong cuốn “Quốc Triều Hương Khoa Lục” của Cao Xuân Dục 

Khu tưởng niệm nhà thơ Phan Văn Trị được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.


Sưu tầm


a26a1059-c996-4eaf-b058-a74c297007a3

Tiêu đề bài viết: Mộ nhà thơ Phan Văn Trị. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Sưu tầm

.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang