HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Di tích - Thắng cảnh


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Long Quang cổ tự
Ngày đăng: 13/10/2005

Lượt xem:


Trên đoạn đường từ Sân bay Trà Nóc về trung tâm TP. Cần Thơ, rẽ vào tỉnh lộ, đi khoảng gần 10 km, qua nhiều cây cầu nhỏ bắc qua kênh rạch, du khách sẽ tới chùa Long Quang, một trong những ngôi chùa cổ của TP. Cần Thơ.

Trên đoạn đường từ Sân bay Trà Nóc về trung tâm TP. Cần Thơ, rẽ vào tỉnh lộ, đi khoảng gần 10 km, qua nhiều cây cầu nhỏ bắc qua kênh rạch, du khách sẽ tới chùa Long Quang, một trong những ngôi chùa cổ của TP. Cần Thơ. (số 155, tổ 6, khu vực Bình Nhựt B, phường Long Hoà, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)



Chùa có từ thời Minh Mạng thứ 5 (1825) với tên gọi ban đầu là “Long Quang Trường Tự” hay “Long Quang Tự”. Thuở xưa, Long Quang Cổ Tự là một cái am nhỏ do nhà sư Võ Văn Quyền tự lập, đến năm 1853 phát triển thành ngôi chùa. Sau đó, nhà sư Võ Văn Quyền ra đời, hòa thượng Quảng Hiền về chủ trì, chùa được xây dựng lại và đổi tên là “Long Quang Tự”.


Năm 1966, nhà sư Nguyễn Văn Phước, pháp danh Thiện Chiến trùng tu lại ngôi chùa sau những năm chiến tranh, ông đổi tên là “Long Quang Cổ Tự”. Long Quang Cổ Tự là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo với hệ thống tượng Phật rất độc đáo bằng gỗ cách đây hàng trăm năm, tiêu biểu là nhóm tượng 18 vị La Hán.


Theo lời của thượng tọa Thích Bình Tâm - trụ trì chùa Long Quang: chùa thuộc hệ phái Thiền Tông Lâm Tế Trung Hoa, không như các tượng La Hán ở chùa khác, các nghệ nhân chạm khắc bộ tượng này cũng là người gốc Hoa nên đã thể hiện rõ cách nhìn của hệ phái này trên tượng. Thập bát vị La Hán ở chùa Long Quang đều mặc áo tràng (không mặc áo cà sa hay đắp y bát như phật tổ hay như các tượng ở chùa khác).


Chiêm ngưỡng các vị La Hán này người xem nhận ra một lẽ rất đời thường: các vị đều hòa mình vào cuộc sống thế tục nhưng không nhiễm bụi trần, trên tay mỗi vị đều cầm một bửu bối khác nhau tượng trưng cho phẩm hạnh, đức độ hoặc phương tiện mà các vị chứng quả. Vị nào cũng ngồi trên lưng một con thú dữ. Con thú phục sát dưới đất thể hiện vẻ quy thuận tuyệt đối. Điều này cũng chứng minh rằng, đức độ và phẩm hạnh của các vị đã thật sự thu phục được mãnh thú. Tuy mỗi vị đều ngồi trên lưng thú với một tư thế khác nhau nhưng nhìn chung người và thú được sắp xếp theo bố cục hình chóp nón. 


Nhà giảng pháp


Điều làm người xem thú vị khi ngắm nhìn các tượng phật này là với tài năng điêu khắc của mình, các nghệ nhân xưa đã mô tả được cảm xúc, trạng thái của mỗi nhân vật theo từng nét khác nhau. Như tượng “Thú - Bác - Ca Tôn giả” đang gồng hết sức mình, bặm môi banh ngực ra để tìm phật tánh. Người xem có thể nhận thấy từ gương mặt của ông sự kiên định của một người khát khao chứng quả và con lạc đà ông cưỡi cũng bặm môi nhìn vị La Hán với vẻ kính phục cảm thông. Còn tượng “Bán - Thác - Ca Tôn giả”, một tay của vị La Hán này, một tay cầm bình hoa giơ cao ngang mặt, một tay duỗi thẳng tượng trưng cho trạng thái “thiền”, mặt tươi cười biểu hiện sự thanh thản của một tâm hồn đã thoát vòng tục lụy, con thú ông cưỡi cũng cười theo vị La Hán này. Theo truyền thuyết xưa, 18 vị La Hán vốn là những người lúc sinh thời đã phạm phải những việc làm không lương thiện, sau được giác ngộ, đã biết hướng phật, tu tâm, làm việc thiện, lại còn chinh phục 18 con thú dữ, mang lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân nên được thành chánh quả. Sự tích về những vị La Hán có ý nghĩa giúp cho con người hướng về những điều tốt đẹp của chân - thiện - mỹ và đậm tính nhân văn.


Khuôn viên xanh mát cũng là điểm thu hút của ngôi chùa 


Ngoài bộ tượng “Thập bát vị La Hán”, chùa Long Quang còn được nhân dân địa phương và khách tham quan ngưỡng mộ bởi cảnh quan xinh đẹp, yên bình và hàng chục bức tượng gỗ được làm từ các loại danh mộc quý như các bức tượng ông Tiêu, ông Hộ Pháp, Phật bà Quan Âm Nam Hải… trên mỗi bức tượng đều khắc đậm dấu ấn nghệ thuật của những nghệ nhân có đôi tay tinh xảo trong lĩnh vực điêu khắc. Mỗi vẻ mặt của các bức tượng như chứa đựng những nỗi niềm, xúc cảm khác nhau trong nhân thế với hàm ý các vị đều hòa mình vào cuộc sống thế tục nhưng không nhiễm trần.

Ngoài ra, về mặt lịch sử Long Quang Cổ Tự trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ là nơi ở, điểm liên lạc của nhiều cán bộ hoạt động ở vùng ven và nội thành Cần Thơ. Ngày 21/ 6/ 1993, chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định số 774/QĐ.BT công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật. 


Nguồn bài: sưu tầm

ảnh: phattuvietnam.net


4b8e7597-e7e1-4860-b014-bf57dc2729fa

Tiêu đề bài viết: Long Quang cổ tự. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn bài: sưu tầm

ảnh: phattuvietnam.net

.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang