HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Tôn giáo - tín ngưỡng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Trang phục của người Cần Thơ
Ngày đăng: 15/12/2005

Lượt xem:


Chiếc áo dài là trang phục, lễ phục chính của giới nữ ở Cần Thơ trong cộng đồng người Việt Nam bộ, dùng mặc trong các cuộc lễ hội, giao thiệp, tiếp khách, dạ hội v.v... Thoạt tiên, nó ra đời từ khi Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi (lấy hiệu Võ Vương), là do ý đồ chinh trị nhưng trải qua quá trình phát triển lâu dài cho đến nay, nó trở thành trang phục mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, biểu thị nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy vậy, để có chiếc áo dài được như hôm nay, phải trải qua nhiều cuộc cả...

Chiếc áo dài là trang phục, lễ phục chính của giới nữ ở Cần Thơ trong cộng đồng người Việt Nam bộ, dùng mặc trong các cuộc lễ hội, giao thiệp, tiếp khách, dạ hội v.v... Thoạt tiên, nó ra đời từ khi Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi (lấy hiệu Võ Vương), là do ý đồ chinh trị nhưng trải qua quá trình phát triển lâu dài cho đến nay, nó trở thành trang phục mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, biểu thị nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tuy vậy, để có chiếc áo dài được như hôm nay, phải trải qua nhiều cuộc cải tiến trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đời vua Gia Long (1762 - 1820), áo dài vẫn được coi là trang phục chính của phụ nữ Việt Nam. Vua Gia Long đã cho sửa lại chiếc áo dài hoàn chỉnh hơn: áo dài có cổ đứng, hai vạt trước và sau dài hơn. Năm 1930, Nguyễn Cát Tường có sửa lại đôi chút cho phù hợp với dáng dấp người phụ nữ Việt Nam. Và chiếc áo dài hoàn chỉnh này đã được phụ nữ sử dụng cho đến ngày nay. Tà áo dài tạo nên nét đẹp dịu dàng, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Do đó, chiếc áo dài Việt Nam sẽ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam và của thế giới vào năm 2002. Thời phong kiến vào thế kỷ XVIII - XIX chiếc áo dài Việt Nam được xem vừa là lễ phục, vừa là quốc phục của hai phái nam nữ. Khoảng thế kỷ XIX phụ nữ Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đều mặc áo dài thường xuyên, kể cả khi lao động nặng nhọc như: ra đồng cấy lúa, đi gặt, xay lúa, dệt vải hay buôn bán ngoài chợ v.v...

Người ta mặc áo dài thường nhật do quan niệm luân lý, quan niệm thẩm mỹ và tập quán ăn mặc kín đáo, lễ nghĩa của phụ nữ Á Đông ngày xưa. Chiếc áo dài đen thường nhật của nam giới biến mất khá sớm vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Chiếc áo dài thường nhật của nữ giới ở Cần Thơ, trong cộng đồng Đồng bằng sông Cửu Long dần dần biến mất khoảng năm 1945. Do cuộc khủng hoảng về chính trị và sự suy thoái kiệt quệ về kinh tế trong thời kỳ quân Nhật xâm lược đã làm thay đổi gây biến động lớn cho xã hội của nước ta nói chung, Cần Thơ nói riêng, lại bị chiến tranh liên tục v.v... nên người phụ nữ đã buộc lòng đánh mất di thói quen mặc chiếc áo dài đen kín đáo, ý tứ không kém phần văn minh, lịch sự của mình. Chiếc áo dài thường nhật của phụ nữ thuộc tầng lớp bình dân ở Cần Thơ, biến mất, thay vào đó là chiếc áo bà ba được mặc phổ biến từ giai đoạn ấy cho đến nay.

Vào khoảng đầu thế kỷ 20, “Bộ đồ bà ba đen với chiếc khăn rằn” là thứ phục sức điển hình của người nông dân Cần Thơ trong cộng đồng Nam bộ. Áo bà ba tay dài, vạt ngắn, không bầu, gài nút ở giữa. Quần bà ba hai ống cột dây ở thắt lưng. Xuất xứ tên gọi bộ áo quần này có nhiều giả thiết. Có người cho rằng đó là kiểu áo của người Bà Ba ở Mã Lai (Sơn Nam - Văn minh miệt vườn). Lại có người cho rằng đó là bước cải tiến từ bộ y phục của người dân Trung bộ Việt Nam vào thế kỷ 16, 17: “Bộ đồ bà ba là kết quả cải tiến cho phù hợp với phong thổ nam bộ, từ bộ áo cài nút giữa và quần hai ống đã được nhân dân “Đàng trong” dùng từ thời chúa Nguyễn” (Văn hóa dân gian người Việt ở Nam bộ - NXB văn hóa xã hội) - chưa biết giả thiết nào đã chắc đúng. Chỉ biết rằng từ xưa cho đến bây giờ, bộ đồ bà ba là kiểu trang phục dân gian được người Cần Thơ yêu thích.

Mặc dù kiểu mẫu, màu sắc có thay đổi qua từng thời kỳ, nhưng khi bắt gặp, ai cũng khẳng định rằng đó là bộ áo bà ba truyền thống của người Việt Nam. Còn chiếc khăn rằn gốc của người Khmer, gọi là Krama, qua quá trình cộng cư lâu dài, từ từ thích hợp với người Việt và biến thành chiếc khăn rằn chung của người Nam bộ và Cần Thơ. Chiếc khăn Krama cổ truyền dệt bằng vải bông mềm có hoa văn Ô vuông màu đen trên nền đỏ hoặc trên nền trắng là một sản phẩm độc đáo mà theo J.Delevert (một tác giả người Pháp) nó có rất nhiều công dụng: dùng để choàng tắm, quàng cổ, quấn đầu, thắt lưng, đựng lương thực khi đi đường, làm võng cho trẻ em... Trong thời phong kiến và Pháp thuộc trước năm 1945 người nông dân đàn ông thường mặc áo cánh, quần đùi (xà lỏn) đàn bà cũng mặc bà ba nhưng quần và áo dài hơn. Quần áo may bằng vải ta màu đen hoặc nhuộm màu vỏ cây dà, cây cốc.

Trong những năm khủng hoảng kinh tế (1929 - 1931) và những năm thất mùa đói kém, nhiều người nghèo không có được bộ đồ bằng vải mà phải may bao bố, bao bàng, lát để mặc. Suốt mấy chục năm trước cách mạng tháng Tám, dân nghèo ở trần, mặc quần “xà lỏn” là chuyện thường. Khi nào có việc cần giữ phép tắc, lễ nghi như đến công đường cúng đình mới mặc bố bà ba và quấn chiếc khăn rằn. Trong khi đó, giới quan lại phong kiến và địa chủ giàu có thì mặc sang hơn, với khăn đóng, áo dài, với lộng dù và khăn nhiễu vắt vai (nữ) hoặc chống gậy (đàn ông) chân mang hài hoặc guốc. Ở trong nhà họ cũng mặc quần áo bà ba nhưng được may bằng các loại vải tốt như: lụa lèo lụa Hà Đông... Thời Pháp thuộc, đến cuối thế kỷ XIX đã bắt đầu có phong trào âu hóa trong giới thượng lưu ở Nam bộ.

Người Việt ở Cần Thơ cũng sớm hấp thụ cách trang phục mới, nhứt là ở đô thị. Lúc này đã xuất hiện các kiểu áo vét-tông, giày hàm ếch, áo sơ mi bâu đứng, thắt "cà vạt" (cravate)... Giới điền chủ giàu có ở nông thôn thì khăn đóng, áo dài đen, quần trắng, đi giày hàm ếch, chống ba- tong, để râu trái ấu vuốt sáp. Các hương chức địa phương làm việc ở công sở hoặc tiếp rước quan trên thì mặc áo dài, đội khăn đóng. Tại các trường học ở tỉnh lỵ, học trò cũng mặc áo bà ba trắng, mang guốc vông. Đối với người Hoa lúc đó còn mặc kiểu áo cánh gài nút vải trong ngày thường (người Việt gọi áo xá xẩu), các ngày lễ Tết, phụ nữ có mặc áo dài kiểu Thượng Hải, Hồng Kông (xườn xám) - nhưng dần về sau cũng theo phong trào âu hóa trong trang phục. Người Khmer lúc ban đầu còn vận xà-rông, xăm-pốt, phụ nữ có chiếc áo vện (người Việt quen gọi áo bít bồng), vắt vai bằng khăn trắng (sen sầm mặc - thơ)... Đến nay, hầu như chỉ còn thấy những kiểu trang phục đó xuất hiện “lác đác” trong những ngày lễ Tết Cholchnam Thmay Óc - ombock... hoặc trong các chương trình kịch nghệ trên sân khấu, ti vi.

Với nhịp độ phát triển văn minh tăng tốc hiện nay thì việc "mốt hóa" trong trang phục của cộng đồng người Việt Khmer - Hoa ở Cần Thơ đã vào thế hòa đồng. Người nào cũng mặc được áo bà ba, mặc áo dài, đội nón lá. Người nào cũng mặc quần tây áo sơ mi, mặc quần gin (jean) áo pun (pull), váy (jupe) - áo đầm (robe). Và việc mặc cũng không còn cách biệt nhiều giữa thành thị với nông thôn. Chưng diện theo "mốt" phương Tây trong lớp nam nữ thanh niên ở nông thôn Cần Thơ bây giờ đã trở thành nếp sinh hoạt không có gì lạ lắm đối với mọi người.



d196c759-4e6d-4192-b370-8d10f2e3c976

Tiêu đề bài viết: Trang phục của người Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang