Địa phương


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp
Ngày đăng: 21/03/2012

Lượt xem:


1. Mục tiêu chung:

Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, đầu tư có trọng điểm theo hướng tập trung đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.


2. Định hướng phát triển:

- Phát triển công nghiệp theo cơ cấu mới, hình thành mạng lưới công nghiệp trên cơ sở đa dạng hóa về qui mô và hình thức sở hữu. Phát huy mọi nguồn lực gắn với hợp tác quốc tế phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao.


- Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, phát triển nông nghiệp, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường, kết hợp với công nghiệp phục vụ quốc phòng, phục vụ động viên công nghiệp. Thu hút đầu tư có hiệu quả vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã được xác định trong Quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam.   

 

- Tập trung mọi nguồn lực cho nhóm ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như chế biến nông, thủy sản, cơ khí đóng tàu, chế tạo thiết bị, cơ khí tự động hóa, lắp ráp cơ điện tử và đồ gỗ. Phát triển công nghiệp năng lượng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng; chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ. Đẩy mạnh chương trình phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.


- Vận dụng và thực hiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển công nghiệp. Lựa chọn đầu tư hoặc có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư một số dự án sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng như lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, hóa dược, phân bón, điện, điện tử để từng bước chuyển sang sản xuất các sản phẩm có công nghệ và hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng lớn.


3. Các nhiệm vụ chủ yếu:

- Nhanh chóng đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Hưng Phú; sớm thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp Thốt Nốt, Ô Môn, Bắc Ô Môn, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, chú trọng việc phát triển bền vững, áp dụng các công nghệ cao, công nghệ sạch, biện pháp tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.


- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản theo hướng tinh chế.  Đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, thích hợp với quy mô và chủng loại sản phẩm, tạo ra các mặt hàng có tính cạnh tranh cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, được thị trường chấp nhận.


- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư công nghiệp và chuẩn bị tốt môi trường đầu tư, thực hiện tốt các cơ chế chính sách thu hút đầu tư.


- Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề thích ứng cao với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ.


- Quy hoạch các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, khuyến khích đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở khu vực ngoại thành bằng các biện pháp hỗ trợ phù hợp; phát triển các làng nghề, các ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động; đồng thời hạn chế việc xây dựng các cơ sở mới xen lẫn trong khu dân cư.


4. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) tăng bình quân trong 15 năm (2006 - 2020) là 18,7%; tương ứng với từng giai đoạn: 2006 - 2010 là 19,6%; 2011-2015 là 19,5% và 2016-2020 là 17%.


- Giá trị tăng thêm công nghiệp tăng bình quân 18%; tương ứng với từng giai đoạn 2006-2010 là 17,3%; 2011-2015 là 19,7% và 2016-2020 là 17,1%. Tăng tỷ trọng khu vực II trong cơ cấu GDP: năm 2010 là 40,8%; năm 2015 là 51,3% và năm 2020 là 53,8%.


- Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2006-2020 là 20,8%; trong đó giai đoạn 2006-2010 là 20,2%; giai đoạn 2011-2015 là 20,8% và giai đoạn 2016-2020 là 21,3%.


5. Đầu tư phát triển công nghiệp:
Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 là 251.500 tỷ đồng. Trong đó:

- Về nguồn vốn: Ngân sách 3.620 tỷ đồng, chiếm 1,44%; vốn dân cư và doanh nghiệp (kể cả đầu tư nước ngoài) 160.983 tỷ đồng, chiếm 64%; vốn vay và hỗ trợ 86.897 tỷ đồng, chiếm 34,56% tổng vốn đầu tư.


- Phân kỳ đầu tư:
. Đến năm 2010: 24.100 tỷ đồng, chiếm 9,6%. Trong đó vốn ngân sách 650 tỷ đồng, vốn dân cư và doanh nghiệp 12.525 tỷ đồng, vốn vay và hỗ trợ 10.925 tỷ đồng.
. Giai đoạn 2011 - 2015: 63.600 tỷ đồng, chiếm 25,3%. Trong đó vốn ngân sách 1.100 tỷ đồng, vốn dân cư và doanh nghiệp 38.328 tỷ đồng, vốn vay và hỗ trợ 24.172 tỷ đồng.

. Giai đoạn 2016-2020: 163.800 tỷ đồng, chiếm 65,1%. Trong đó vốn ngân sách 1.870 tỷ đồng, vốn dân và doanh nghiệp 110.130 tỷ đồng, vốn vay và hỗ trợ 51.800 tỷ đồng.


6. Các nội dung triển khai thực hiện:

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp công nghệ cao, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.


- Phát triển mạnh các sản phẩm công nghệ cao (cơ khí tự động hóa,công nghiệp phụ trợ, năng lượng điện - dầu khí, điện - điện tử, phân bón, hóa chất), các sản phẩm có lợi thế (chế biến nông, thủy hải sản, sản phẩm gỗ xuất khẩu, dệt may, nhựa...)


- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn.


- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp, vùng phụ cận kết hợp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị.


- Phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.


- Xây dựng và phát triển ngành dịch vụ công nghiệp.


Riêng giai đoạn đến năm 2010, ưu tiên thực hiện: Phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; phát triển ngành cơ khí; chế biến nông, lâm, thủy sản.


Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND


Các tin khác:
Chương trình hành động giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thành phố Cần Thơ  (23/01/2013)
Dự án Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020  (09/11/2012)
Cần Thơ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020  (11/10/2012)
Chương trình Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012-2015  (07/08/2012)
Chương trình xây dựng và phát triển Thể dục-Thể thao  (21/03/2012)

6dcf02fa-31f3-4cb9-bda2-d120c3bfa259

Tiêu đề bài viết: Chương trình xây dựng và phát triển công nghiệp. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: Quyết định số 2012/QĐ-UBND
.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang