Thành phố


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
Ngày đăng: 14/12/2022

Lượt xem:


Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của ban Bí thư “Về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

Kế hoạch nhằm phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Cần Thơ trong thời gian qua. Đồng thời, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cấc đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thành phố cùng các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của Nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó, kế hoạch đã đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện, cụ thể như sau: Một là, các cấp ủy, tổ chức đồng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đánh cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình phụ trách.

Hai là, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hóa chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khâu, từ nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm, bảo đảm truy xuất rõ nguồn gốc.

Ba là, khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn; có chính sách hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Bốn là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bản thành phố; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Năm là, xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, nông nghiệp hữu cơ, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản chủ lực, các sản phẩm tiềm năng. Trong đó, tập trung các sản phẩm nông sản thể mạnh của thành phố theo chuỗi liên kết. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dẫn được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

Sáu là, rà soát, kiện toán tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về toàn thực phẩm các cấp theo quy định, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, có chế độ và chính sách phù hợp cho đội ngũ này.

Bảy là, phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội các cấp thành phố, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và đoàn thể các cấp trong công tác truyền thông, vận động, tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.


Nguyên Trang


Các tin khác:
Phát động phong trào thi đua lập thành tích trong công tác phối hợp liên ngành về Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2024  (16/04/2024)
Cần Thơ: Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2024  (15/04/2024)
Triển khai Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 2024  (11/04/2024)
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ  (08/04/2024)
Phối hợp triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024  (05/04/2024)

e61ba4d2-3d6b-42d7-913d-cdf4932f2f51

Tiêu đề bài viết: Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Nguyên Trang.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang