“Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành giáo viên Anh văn”- Đó là tâm sự của cô học trò nghèo Lê Hiền Phương Giang, học sinh lớp 11A8, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (quận Cái Răng). Dẫu biết con đường đi đến ước mơ còn nhiều gian nan, nhưng cô học trò có 10 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi này tin tưởng vào quyết tâm, nghị lực vượt khó của bản thân.
Ông Nguyễn Bá Lộc, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khu vực 4, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, được nhiều người biết tiếng về sự thành công với mô hình trồng mai vàng. Trên diện tích 1.700m2 đất, ông Lộc trồng trên 300 chậu mai vàng để bán vào dịp Tết. Nhờ khéo tính toán, ham học hỏi và mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, ông Lộc có thu nhập 120 triệu đồng/năm từ việc bán và cho thuê mai Tết.
Ở xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ không ai còn lạ lẫm với những lão nông đôn hậu, suốt cả cuộc đời gắn liền với công việc làm thiện nguyện. Không chỉ cống hiến cho xã hội lúc còn khỏe, các ông còn muốn giúp đỡ mọi người kể cả khi đã mất. Mới đây có gần 20 người vừa làm thủ tục tình nguyện hiến tạng cho y học. Hành động, nghĩa cử cao đẹp đó đã góp phần làm thay đổi nhận thức của nhiều người và tăng số người đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời…
“Chuyện làm nhỏ xíu có gì đâu mà nhiều cơ quan báo, đài tới tìm để phỏng vấn, chụp hình, quay phim, mắc cỡ muốn chết. Cái chính là giúp xấp nhỏ biết cái chữ với người ta. Cạnh đó, xã hội hiện giờ dễ làm tụi nó hư hỏng lắm, bởi vậy tui vừa dạy chữ, vừa dạy đạo làm người, phải biết lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; phải biết sống trung thực, giúp đỡ người khác xung quanh mình”. Bà “giáo già” Võ Thọ Son 69 tuổi bắt đầu câu chuyện nhân văn của mình với chúng tôi.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, ngay từ khi còn học THPT, Nguyễn Xuân Vinh - sinh viên lớp Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử khóa 4, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ đã đam mê lĩnh vực công nghệ. Vì vậy, Vinh mày mò chế tạo nhiều thiết bị điện và phần mềm tham dự và giành nhiều thành tích cao trong các cuộc thi như: Tin học trẻ do Tỉnh đoàn Hậu Giang tổ chức, cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang tổ chức… Trở thành sinh viên tại môi trường mới năng động đã thổi bùng ngọn lửa đam mê sáng chế và hoạt động phong trào Đoàn, Hội trong Nguyễn Xuân Vinh…
Với tinh thần chịu khó, ham học hỏi, mong muốn làm giàu trên mảnh đất của mình, ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy đã ứng dụng thành công mô hình nuôi thủy sản kết hợp làm vườn, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng…
Ấm áp, nghĩa tình, đầy ắp yêu thương, san sẻ khó khăn cho người nghèo, đó là cảm nhận của chúng tôi khi tận mắt chứng kiến mỗi buổi ăn chỉ với 1.000 đồng/suất tại khuôn viên Hội Từ thiện TP Cần Thơ (tọa lạc tại số 100 đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Lúc chúng tôi đến cũng là lúc ông Trương Văn Kiềm (Tư Kiềm), 66 tuổi, đang chuẩn bị lực lượng đi xây ngôi nhà mới thứ 320 cho một người nghèo khó khăn về nhà ở tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Trà Vinh, nhưng vùng đất Tây Đô “gạo trắng nước trong” đã cuốn hút người nghệ nhân Phạm Hồng Lựu, 76 tuổi gắn chặt đời mình từ năm 1975 đến nay với nghề sửa kiểng.
Tiếp chúng tôi trong khu mộ tổ của gia đình, tọa lạc tại Khu vực 2, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, bà Đào Thị Huyền Nga, 72 tuổi đang cố nén những cơn đau vì thương tật chiến tranh thời chống Mỹ và đã phải lên bàn mổ đến 23 lần. Bà kể: “Tôi tên Nga nhưng hồi tham gia cách mạng năm 8 tuổi và được tổ chức đảng đặt cho bí danh là Lê Hồng Quân. Hồi nhỏ có biết ý nghĩa về cái tên này đâu, sau này mới biết “Hồng Quân” là ám chỉ “Hồng Quân Liên Xô” lúc bấy giờ. Còn họ Lê là họ của mẹ ruột tôi”.