Từ giống nho thân gỗ có nguồn gốc nước ngoài, ông Huỳnh Công Thống ở phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt đã nhân giống thành công loại cây có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống tại khu vực ĐBSCL. Hiện tại, vườn nho thân gỗ với hàng ngàn cây là một điểm tham quan mới lạ, hấp dẫn du khách khi đến với đất cù lao…
Họa sĩ Đỗ Năm (phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) năm nay đã 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài vẽ tranh, điêu khắc. Suốt gần 40 năm theo nghiệp mỹ thuật, chủ đề ông đam mê và theo đuổi là vẽ tranh về Bác Hồ. Nhiều bức tranh về Bác Hồ của họa sĩ Đỗ Năm được trưng bày tại các Bảo tàng danh tiếng. Đặc biệt, họa sĩ Đỗ Năm chọn những chất liệu vẽ tranh rất lạ như dây điện, vỏ trái cây, ngũ cốc…
Dùng vỏ dừa khô đựng bình trà để giữ ấm đã trở thành nét sinh hoạt quen thuộc suốt hàng trăm năm qua của người Nam bộ. Vỏ dừa bóng nhẵn, bình trà nóng hổi, thơm phức là “đặc sản” để người Nam bộ tiếp khách. Với mong muốn giữ gìn nét thơm thảo ấy nhưng vỏ bình bằng trái dừa phải nghệ thuật, công phu hơn, ông Đặng Hồng Điểm (58 tuổi, ở khu vực 6, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) đã làm nên những tác phẩm điêu khắc đầy mê hoặc.
Đoàn Nghệ thuật Lân – Sư – Rồng Giang Anh Đường (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được biết đến với tuyệt kỹ múa lân và nghề làm đầu lân truyền thống. Trưởng Đoàn là Chàng trai 23 tuổi – Võ Hoàng Giang. Từ niềm đam mê, Võ Hoàng Giang đã khởi nghiệp và thành công.
Gần 10 năm làm Bí thư Chi bộ và 6 năm làm Trưởng khu vực 3, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, đồng chí Huỳnh Văn Đoàn (sinh năm 1963) luôn được đảng viên, bà con tín nhiệm, quý mến bởi sự tận tụy, hết lòng với công việc chung...
Trong cuộc sống ồn ào, vội vã, vẫn còn không ít người có hoàn cảnh nghiệt ngã, nghèo đói, âm thầm chịu đựng những nổi đau của bệnh tật,… Họ cần lắm những tấm lòng nhân ái sẻ chia, những hoạt động nhân đạo - từ thiện, giúp những mảnh đời vượt qua cơn hoạn nạn khó khăn, vượt qua nổi bất hạnh, thiếu may mắn để vươn lên hòa nhập cộng đồng. Chú Ngô Văn Hùng, sinh năm 1949, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ là một điểm sáng của hoạt động nhân đạo – từ thiện.
Nhận thấy quá trình sản xuất lúa của bà con nông dân lạm dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), anh Nguyễn Duy Linh, sinh năm 1982, công tác tại Trạm Thuỷ lợi huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, đã có những việc làm thiết thực, góp phần cùng với ngành nông nghiệp địa phương chuyển giao kỹ thuật theo cách mới – sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, an toàn.
Là xã vùng ven của thành phố Cần Thơ nhưng xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ có số lượng học sinh rất đông. Tuy nhiên, do điểm trường ít, nhiều học sinh phải học xa nhà hàng chục cây số. Những ngày học 2 buổi, các em phải ở lại trường để kịp học đầu giờ chiều. Thêm vào đó, nhiều học sinh nhà nghèo, không có ăn sáng lại phải ăn uống qua loa nên có khi không đảm bảo sức khỏe. Nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của học sinh, năm 2006, Hội Chữ Thập đỏ xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ đã thành lập Bếp ăn tình thương nhằm san sẻ khó khăn với học sinh và người dân trong xã. Bếp ăn có diện tích khoảng 100m2, kinh phí hoạt động do các nhà hảo tâm đóng góp, người giúp gạo, người giúp rau củ quả… Cứ thế, hơn 10 năm qua, Bếp ăn luôn đỏ lửa làm ấm lòng học sinh vùng sâu, vùng xa…
Tốt nghiệp đại học ngành Hoa viên cây cảnh, sau đó là thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng của Trường Đại học Cần Thơ, anh Vương Ngọc Đăng Khoa, ở khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, chọn làm bạn với đất, nước, phân bón và những cây hoa hồng nhiều gai. Tay chân lấm lem, chai sần nhưng với anh đó là niềm vui và là mục tiêu khởi nghiệp đầy đam mê.
Sau chuyến tham quan mô hình trồng khóm MD2 của bà con tại tỉnh Hậu Giang, cuối năm 2016, Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền đã kết hợp với UBND xã Trường Long vận động bà con tại ấp Trường Thọ 2 tham gia trồng loại cây này. Theo dự kiến ban đầu sẽ triển khai trên diện tích 8ha, nhưng sau thời gian vận động, chỉ có 1 hộ duy nhất tham gia trồng với tổng diện tích là 7.000m2. Hiện nay diện tích khóm đã vào đợt thu hoạch, ước tính thu nhập cao hơn gấp 3 - 4 lần trồng lúa.