Khoa học và Công nghệ


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
5 lỗ hổng bảo mật mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft
Ngày đăng: 21/07/2021

Lượt xem:


Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản thông tin cảnh báo về 5 lỗ hổng bảo mật mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft.

Ngày 13/7/2021, Microsoft đã công bố và phát hành bản vá cho 117 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm, trong đó đáng chú ý là 5 lỗ hổng bảo mật (CVE-2021-34473, CVE-2021-34523, CVE-2021-34527, CVE-2021-33781, CVE-2021-34492) trong các sản phẩm Windows Print Spooler, Microsoft Exchange Server và Windows Certificate, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Các sản phẩm này của Microsoft đều được sử dụng phổ biến trong các hệ thống thông tin cơ quan, tổ chức nhà nước; ngân hàng, tổ chức tài chính, tập đoàn, doanh nghiệp và các công ty lớn. Đặc biệt các lỗ hổng bảo mật trong Windows Print Spooler và Microsoft Exchange Server có thể đã, đang và sẽ được các nhóm tấn công có chủ đích (APT) sử dụng để khai thác diện rộng trong thời gian sắp tới.

Thông tin cụ thể về các lỗ hổng như sau:

- 2 lỗ hổng CVE-2021-34473, CVE-2021-34523: tồn tại trong Microsoft Exchange Server, cho phép đối tượng tấn công có thể thực thi mã từ xa, nâng cao đặc quyền trên máy chủ thư điện tử. Exchange Server đã trở thành một mục tiêu khá phổ biến kể từ tháng 3/2021 nổi bật với 4 lỗ hổng Zero-days hay còn gọi là ProxyLogon đã được khai thác trong chiến dịch tấn công APT trên diện rộng. 4 lỗ hổng này cũng đã được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo tại công văn số 13/NCSC-ĐTPT về việc lỗ hổng bảo mật trong Microsoft Exchange Server ngày 3/3/2021. Vì vậy, khắc phục các lỗ hổng trong Exchange Server là hết sức cấp thiết khi việc đối tượng tấn công mạng đang ngày càng gia tăng nhằm mục tiêu này.

- Lỗ hổng CVE-2021-34527: thực thi mã từ xa thứ 2 trong Windows Print Spooler (liên quan đến lỗ hổng CVE-2021-1675 trước đó). 2 lỗ hổng này đang được gọi với cái tên là “PrinterNightmare”. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có dự báo sớm cho các lỗ hổng này tại công văn số 2210/BTTTT-CATTT về việc dự báo sớm nguy cơ tấn công mạng trên diện rộng ngày 22/6/2021, đồng thời cũng đã kịp thời tiếp tục cảnh báo đến các cơ quan, tổ chức thông qua nhiều phương thức tiếp cận khác nhau.

- Lỗ hổng CVE-2021-33781: lỗ hổng cho phép đối tượng có đặc quyền thấp tấn công từ xa vượt qua các cơ chế kiểm tra bảo mật trong dịch vụ Active Directory để đạt được các đặc quyền cao hơn trên máy mục tiêu.

- Lỗ hổng CVE-2021-34492: lỗ hổng cho phép đối tượng tấn công vượt qua cơ chế kiểm tra trong Windows Certificate để giả mạo chứng chỉ. Lỗ hổng này là hoàn toàn có thể được dùng trong các cuộc tấn công khác nhằm vào người dùng.

Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan chỉ đạo thực hiện kiểm tra, rà soát và xác định máy chủ, máy trạm sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Thực hiện cập nhật bản vá bảo mật cho các máy bị ảnh hưởng theo hướng dẫn của Microsoft (chi tiết tham khảo tại phụ lục kèm theo).

Đồng thời, tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.

Trong trường hợp cần hỗ trợ, các đơn vị liên hệ đầu mối hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, điện thoại: 02432 091616, thư điện tử ais@mic.gov.vn.


Kim Xuyến


e38f4c87-92eb-4366-945f-7c5ea0a2a6ec

Tiêu đề bài viết: 5 lỗ hổng bảo mật mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Kim Xuyến.

Giá, phí - Lệ phí

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

CỔNG THÀNH PHẦN

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang