Câu đối Tết, còn gọi Xuân liên, hoặc liễn Tết; là vật không thể thiếu mỗi dịp đón năm mới của một số nước Á Đông. Phong tục này là nét đẹp ngày xuân, giúp con người gửi gắm ước mơ về cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Văn hóa dân gian là kho tàng đồ sộ, gồm những giá trị vật thể (kiến trúc, các công trình đình, đền, chùa, miếu…) và phi vật thể (phong tục, tập quán, văn chương). Tồn tại và phát triển trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta; văn hóa dân gian đã đồng hành cùng dân tộc theo dòng thời gian, lịch sử từ rất xa xưa. Trong đó, văn chương bình dân là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng. Giữa rất nhiều thể loại văn học dân gian, có một loại hình được đa số quần chúng yêu thích vì gây hào hứng và kích thích sự sáng tạo, trí tuệ. Đó là câu đố.
Văn hóa sông nước là điểm chung kết nối các quốc gia Đông Nam Á. Văn hóa Việt Nam nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng, cũng nằm trong không gian văn hóa ấy. Con đường nào để bảo tồn và phát triển văn hóa sông nước trong thời hội nhập là vấn đề đặt ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa sông nước ở Đông Nam Á - Bảo tồn và phát triển” do Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức.
Đúng như tên gọi, trống da là trống bịt bằng da thú, thường là da trâu, bò… Vì là “trống đại chúng”, nên trống da không quá cầu kỳ cả về chất liệu lẫn mỹ thuật, nên có thể nói bất cứ nghệ nhân dân gian nào cũng có thể làm được.
Đến hẹn lại lên, cứ vào tháng 7 Âm lịch hàng năm, nhiều người dân Việt Nam lại chuẩn bị để chào đón mùa Vu Lan (dân gian còn gọi là mùa Vu Lan báo hiếu). Cũng có một số nơi còn gọi là tháng 7 “cô hồn”, ngày 15/7 Âm lịch là ngày “xá tội vong nhân”. Tuy nhiên, theo quan niệm của Phật giáo, thì không có tháng “cô hồn”, không có ngày “xá tội vong nhân”, mà đây là sự suy diễn của một số người và được truyền miệng từ hàng ngàn năm qua.
Tục dâng hương (hay còn gọi là thắp hương, thắp nhang, đốt hương, đốt nhang) đã có ở nước ta từ lâu đời, là một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt.
Chơi cây kiểng là một thú vui tao nhã được hình thành từ rất lâu đời ở Nam bộ. Phần lớn những gia đình trung lưu ở Nam bộ ngày trước, nhà nào cũng có đôi ba chậu kiểng, nhà phú hộ có khi sở hữu cả trăm chậu. Công việc cắt lá, tỉa cảnh, chăm sóc cây... được nhiều người xem như một thú vui, nuôi dưỡng tinh thần.
Tết là đoàn viên, là thời gian thiêng liêng nhất trong năm. Tết cũng là thời khắc mà những thuần phong mỹ tục, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được tôn vinh. Cùng Báo Cần Thơ nhìn ngắm lại những nét đẹp của ngày Tết cổ truyền.
Tết xưa, cùng với bánh trái, câu đối, cây nêu luôn được mọi người trang hoàng cung kính, dựng ngay trước nhà với ý nguyện cầu mong mọi điều may mắn, tốt lành trong năm mới.
Múa lân ngày Tết - mỹ tục dân gian tồn tại hàng trăm năm qua đang được người Cần Thơ gìn giữ, phát huy với ước nguyện về bình an, may mắn. Xuân lại về, trong tiếng trống lân rộn ràng, hình ảnh con lân nhảy múa, mang đến cho người xem sự phơi phới trong tâm hồn và kỳ vọng về một năm mới an lành, hạnh phúc.