HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Danh nhân tiêu biểu


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Lưu Hữu Phước
Ngày đăng: 13/07/2011

Lượt xem:


Lưu Hữu Phước sinh ngày 12-9-1921 trong một gia đình Nho học ở Ô Môn - Cần Thơ. Năm 11 tuổi, ông học xong tiểu học. Năm 16 tuổi, sau khi đỗ thành chung, ông lên Sài Gòn học tập. Trong hai năm 1940 - 1941, Lưu Hữu Phước cùng với sinh viên Nam Bộ tổ chức hành hương về nguồn, viếng thăm các địa danh linh thiêng của đất nước như: Đền Hùng, đền thờ Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng, sông Bạch Đằng,... Những địa danh này đã gợi cho ông nhiều cảm xúc về đất nước, về hào khí anh hùng của dân tộc.

 Giáo sư, Viện sĩ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người tiên phong đưa âm nhạc vào trận chiến giành độc lập - tự do cho Tổ quốc. Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, ông để lại hàng trăm ca khúc, nhạc kịch mang tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí tiến công bắt nguồn từ lòng yêu nước, yêu dân tộc, khát vọng của một tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ. Có thể kể ra những tác phẩm tiêu biểu như: Lên đàng, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Hồn tử sĩ, Thiếu nữ Việt Nam, Giải phóng Việt Nam, Khúc khải hoàn ca,...

 Bên cạnh các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có nhiều đóng góp to lớn trong công tác lãnh đạo, quản lý âm nhạc. Khi ở cương vị Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và Múa, ông đã kiên trì chủ trương bảo lưu và phát triển âm nhạc dân tộc trong các trường nhạc và đoàn văn công. Khi trở thành Viện trưởng Viện Âm nhạc và Múa, ông dành tâm lực xây dựng viện thành mô hình khép kín từ hoạt động sưu tầm, khai thác tới nghiên cứu rồi giảng dạy, sáng tác, biểu diễn,... Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn là người có công lớn trong việc thành lập dàn nhạc giao hưởng đầu tiên ở Việt Nam và trong tổ chức, xây dựng Nhà hát giao hưởng - hợp xướng - nhạc vũ kịch đầu tiên ở Việt Nam.

 Trên lĩnh vực lý luận phê bình âm nhạc, ông tập trung vào các chủ đề: kế thừa, phát huy vốn âm nhạc truyền thống dân tộc, đường lối dân tộc hiện đại trong âm nhạc, xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng,... Trong chặng đường đấu tranh cách mạng, ông luôn kiên định lập trường âm nhạc chính trị "Âm nhạc là vũ khí đấu tranh cách mạng, làm âm nhạc để phụng sự Tổ quốc". Quan điểm trong sáng tác và hoạt động âm nhạc của ông là chống âm nhạc phản động đồi trụy, ngoại lai, xây dựng nền âm nhạc xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc.

 Trân trọng và ghi nhận những đóng góp quý báu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đối với sự nghiệp cách mạng và nền âm nhạc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng ông nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất và "Giải thưởng Hồ Chí Minh" vào tháng 10-1996. Ông mất ngày 9-6-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để tỏ lòng biết ơn trước những đóng  góp của ông, một Công viên tại Quận Ninh KiềuThành phố Cần Thơ mang tên Lưu Hữu Phước với diện tích là 20.055 m². Nơi đây cũng là địa điểm thu hút nhiều người dân địa phương vui chơi giải trí.

Một Trường Trung học Phổ thông tại Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ mang tên Trường Trung học Phổ thông Lưu Hữu Phước



Các tin khác:
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa  (26/07/2012)
Châu Văn Liêm  (26/07/2012)
Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền  (13/07/2011)

f428fb91-6218-411e-837f-648593fe7a3c

Tiêu đề bài viết: Lưu Hữu Phước. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang