HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Tôn giáo - tín ngưỡng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Phong tục hôn nhân của người Cần Thơ
Ngày đăng: 15/12/2005

Lượt xem:


Trong tâm lý người Việt, dựng vợ gả chồng là việc "chung thân đại sự" phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm với nhiều thủ tục lễ nghi. Trước cách mạng tháng Tám, ở Cần Thơ vẫn tiến hành hôn nhân theo nghi thức cổ truyền. Cha mẹ vẫn toàn quyền định đoạt hôn nhân cho con, "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó . "áo mặc sao qua khỏi đầu” là tiêu chí định giá sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Tuy nhiên, ở đây không có nạn tảo hôn, cũng không có chuyện xem thường, bỏ qua mọi ý ngu...

Trong tâm lý người Việt, dựng vợ gả chồng là việc "chung thân đại sự" phải được tổ chức chu đáo, trang nghiêm với nhiều thủ tục lễ nghi. Trước cách mạng tháng Tám, ở Cần Thơ vẫn tiến hành hôn nhân theo nghi thức cổ truyền. Cha mẹ vẫn toàn quyền định đoạt hôn nhân cho con, "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó . "áo mặc sao qua khỏi đầu” là tiêu chí định giá sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

 Tuy nhiên, ở đây không có nạn tảo hôn, cũng không có chuyện xem thường, bỏ qua mọi ý nguyện chính đáng của con trong chuyện hạnh phúc trăm năm. Bậc cha mẹ, trước khi định đoạt việc cưới gả cho con, phải xem xét nhiều mặt: Xem dòng tộc bên trai và bên gái có xứng đáng, phù hợp sui gia với nhau? (môn đăng hộ đối). Xem tuổi tác của đôi trai gái có hạp nhau hông? Xem truyền thống gia đình bên gái (nuôi heo chọn nái cưới gái chọn dòng)... Những việc đó cũng vì lo mệnh hệ đời người của con.

Thủ tục tiến hành hôn nhân, từ sơ giao cho đến chính thức vợ chồng, có nhiều bước: làm mai đi đến hôn nhân gia đình hai bên nam nữ quyết định hôn lễ cho hai con. Thủ tục thời phong kiến khi cưới thường có đủ sáu lễ :

1 - Chạm mặt hay dạm vợ

2 - Vấn danh (hỏi tên tuổi và họ người vợ)

3 - Nạp cát (đưa lễ cưới)

4 - Thỉnh kỳ (định ngày) để làm lễ cưới

5 - Nạp tệ (đưa lễ cưới)

6 - Thần nghinh (đón dâu)

Sau này 6 lễ không còn, ở Cần Thơ chỉ có 3 lễ quan trọng:

1- Lễ dạm mặt (coi mắt)

2 - Lễ hỏi (lễ nói)

3 - Lễ cưới.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, các phong tục lễ nghỉ cổ truyền đã được sàng lọc, điều chỉnh, loại bớt những thủ tục phiền phức rườm rà. Ngày nay, nam nữ thanh niên đã tự tiếp xúc tìm hiểu lẫn nhau, nên những hôn lễ thông thường chỉ qua 3 bước: coi , mắt, lễ hỏi và lễ cưới. Những cuộc hôn nhân đơn giản chỉ làm đăng ký kết hôn và lễ cưới.

Trong kháng chiến, thực hiện "đời sống mới" các đám cưới đổi thành lễ tuyên hôn do cơ quan hoặc chính quyền địa phương tổ chức. Lễ tuyên hôn là nơi cô dâu chú rể hứa hẹn xây dựng hạnh phúc lứa đôi gắn liền với hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, công tác gãp phần cho kháng chiến thành công. Lễ tuyên hôn được tổ chức trang trọng có sự chứng kiến của chính quyền, tổ chức, thân tộc họ hàng, bạn bè. Với tiệc trà và văn nghệ vui vẻ chúc mừng đôi tân hôn.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc tổ chức lễ cưới Cần Thơ chỉ có rất ít gia đình làm lễ tuyên hôn như thời kháng chiến, phần lớn trở lại thủ tục cũ nhưng có cải tiến giản đơn hơn, tập trung hai lễ chính: lễ nói và lễ cưới. Nhưng các ngành chức năng (văn hóa thông tin) đang hướng dẫn thực hiện lễ cưới theo "nếp sống văn hóa mới", với phương châm vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.



23c47194-e3bb-46d7-bac1-4b42aed5a95a

Tiêu đề bài viết: Phong tục hôn nhân của người Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang