HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Tôn giáo - tín ngưỡng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Việc tang
Ngày đăng: 15/12/2005

Lượt xem:


Với đạo lý phương Đông, người Cần Thơ rất coi trọng việc tang ma đối với người chết. Vì "nghĩa tử là nghĩa tận", là hồi kết thúc của một kiếp nhân sinh, nên tang lễ dược tổ chức rất trang nghiêm với những thủ tục lễ nghi được ấn định từ bao đời vẫn ít thay đổi. Phút lâm chung: Trước lúc từ giã cõi đời con người bao giờ cũng muốn được gặp mặt đầy đủ những người thân trong gia đình. Cho nên, khi có người bịnh nặng hoặc có hiện tượng báo trước cái chết, các thành viên trong gia đình được...

Với đạo lý phương Đông, người Cần Thơ rất coi trọng việc tang ma đối với người chết. Vì "nghĩa tử là nghĩa tận", là hồi kết thúc của một kiếp nhân sinh, nên tang lễ dược tổ chức rất trang nghiêm với những thủ tục lễ nghi được ấn định từ bao đời vẫn ít thay đổi.

Phút lâm chung: Trước lúc từ giã cõi đời con người bao giờ cũng muốn được gặp mặt đầy đủ những người thân trong gia đình. Cho nên, khi có người bịnh nặng hoặc có hiện tượng báo trước cái chết, các thành viên trong gia đình được triệu tập đông đủ để nhìn mặt người thân lần cuối cùng. Khi người thân đã nhắm mắt, gia đình thường tổ chức lễ tang với tám lễ tiết như sau:

1- An bài người chết (an bài thi hài): vuốt mắt, tắm rửa, lau mình cho người chết bằng nước ấm: thay quần áo, nhét bông gòn vào tai và mũi người chết; đặt nằm ngay ngắn, xuôi hai tay, cột hai ngón chân cái với nhau và dáp mặt...

2- Phát tang: Báo tin buồn đến thân tộc, bạn bè và chính quyền địa phương.

3 - Tẩm liệm: Đặt người chết vào quan tài trước sự chứng kiến của người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết.

4 - Thành phục (để tang): Các người thân vái lạy, mặc đồ tang.

5 - Phúng điếu: Sau lễ thành phục, bạn bè hàng xóm được làm lễ viếng, phúng điếu, mặc niệm.

6 - Động quan: chuyển quan tài đi an táng.

7- An táng: Đặt quan tài xuống huyệt mộ (địa táng) hoặc nơi thiêu (hỏa táng).

8- Hậu táng: lễ thờ cúng người chết sau khi an táng.

Trong lễ tang, tùy theo tín ngưỡng, tập tục mà mỗi gia đình có hình thức tổ chức khác nhau. Như người Việt và người Hoa, đa số theo đạo Phật và thờ cúng ông bà nên thường có thầy chùa tụng kinh và nhạc lễ (đánh trống, đàn cò, thổi kèn song hỉ). Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, không thờ cúng tổ tiên trong gia đình, nhưng trong tang lễ có sư sãi đọc kinh xuyên suốt. Người Việt và người Hoa để tang bằng trang phục màu trắng, con cháu đích tôn đội mũ rơm, mặc áo đay, cầm gậy tang và chịu tang ông bà, cha mẹ lâu nhứt trong gia đình. Người Khmer không dùng tang phục. Người con cả trong gia đình để tang cha mẹ bằng cách xuống tóc ngay trong lễ hỏa táng. Sau đó, người con mang tro cốt người chết về thờ ở chùa.

Người đời quan mệm việc tang là buồn nên người ta chỉ thông báo chung qua hình thức phát tang. Ngày nay, phát tang rất rộng và nhanh qua báo, đài phát thanh, truyền hình. Ngày xưa, thường chỉ thông tin miệng hoặc dùng tín hiệu tiếng trống chầu trong phạm vi xóm ấp. Việc tang là lúc thể hiện rõ nhất tình nghĩa xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Nhất là ở nông thôn, khi một nhà có tang thì các nhà lân cận thường ngưng các việc đồng áng hàng ngày, đến chia buồn và giúp đỡ. Người già lo chuyện lễ nghi, người trẻ đóng hoặc nhắc hòm, che rạp, phụ nữ lo may đồ tang và phục vụ bếp núc.

Ngày nay, trong phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới, việc tổ chức lễ tang cũng dược cải tiến. Các thủ tục rườm rà về việc coi tuổi, coi ngày, xem địa lý, quàn linh cửu, chọn huyệt, tang phục, tang chế... đã giảm bớt thủ tục rất nhiều. Với bộ máy hội chữ thập đỏ, hội người cao tuổi đều khắp ở các phường, xã; với các đội mai táng từ thiện, đã giúp đỡ rất nhiều cho những gia đình neo đơn, nghèo khó khi có tang.



e0cdb9fb-95fc-45ce-83a7-693888534ae2

Tiêu đề bài viết: Việc tang. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang