HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Di tích - Thắng cảnh


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Chùa Nam Nhã Đường
Ngày đăng: 13/10/2005

Lượt xem:


Chùa Nam Nhã Đường nằm sát khu dân cư phía Bắc cách sông Hậu khoảng 200 m, trước mặt là đình Bình Thủy, phía Nam là đường Lê Hồng Phong. Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân và tinh thần yêu nước của một số sĩ phu, văn thân trong những năm đầu chống Pháp. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1991.

Chùa Nam Nhã Đường nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân dân và tinh thần yêu nước của một số sĩ phu, văn thân trong những năm đầu chống Pháp. Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1991.



Ngôi chùa nhìn từ rạch Bình Thủy


Tên gọi và vị trí : 


Chùa Nam Nhã (tên gốc Hán là Nam Nhã Đường) tiền thân là một tiệm thuốc bắc do Nguyễn Giác Nguyên lập vào năm 1890 ở ấp Bình Nhựt, xã Long Tuyền, là nơi liên lạc, hội họp bí mật các phong trào đấu tranh chống Pháp. Đến năm 1895, nhân đạo Minh Sư du nhập vào, ông cho dẹp tiệm thuốc bắc và xây dựng một ngôi chùa lấy tên là Nam Nhã Đường, đưa cuộc đấu tranh ẩn mình vào hình thức tôn giáo. 


Lý giải tên chùa là hai chữ đầu của đôi câu đề hai bên cột cổng tam quan : “Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giáo lộ - Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thọ ảnh cái thiền môn” về nghĩa đen là lờI khuyên tu hành đến cửa Phật, nhưng sâu xa là lời kêu gọI hiệu triệu anh tài theo chính nghĩa làm cách mạng kháng Pháp cứu nước. Ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, còn có tên là "Chùa Minh Sư". Chùa nằm sát khu dân cư phía Bắc cách sông Hậu khoảng 200m, trước mặt là rạch Bình Thủy và Đình Thần Long Tuyền (di tích kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng). Phía Nam là đường Lê Hồng Phong, có thể đến tham quan chùa bằng mọI phương tiện giao thông. 


Địa chỉ : số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám.



Mặt trước chùa Nam Nhã Đường


Chùa Nam Nhã – chứng tích lịch sử :

 

Là nơi sinh hoạt tôn giáo nhưng thực chất đây là một căn cứ hoạt động cách mạng ẩn mình của một số chí sĩ yêu nước cuốI thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Năm 1895, Nguyễn Giác Nguyên dẹp tiệm thuốc và  lập một ngôi chùa 3 căn đơn sơ (cột cây lợp ngói) mang tên Nam Nhã Đường để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động. Bên cạnh chùa 1 trại cưa nhỏ được hình thành.

 

Năm 1905 chùa được tái thiết lần thứ hai gồm 5 căn, 2 chái. Lúc bấy giờ, phong trào Đông Du, Duy Tân do Phan Bội Châu lãnh đạo chống lại sự đàn áp và chính sách ngu dân của Pháp đã bắt đầu nhen nhúm và gây ảnh hưởng rộng lớn đối với các sĩ phu yêu nước miền Nam. Ở vùng này, các nhà ái quốc đã thành lập những thương hội như "Minh Tân khách sạn", "Minh Tân công nghệ", "Tế Nam"... để làm kinh tài giúp đỡ cho các tổ chức đưa học sinh du học nước ngoài.

 

Song song đó tại chùa Nam Nhã, Nguyễn Giác Nguyên cùng những ngườI thân cận ra sức xây dựng cơ sở hậu phương vững mạnh về cả căn cứ và vật chất cho phong trào Đông Du trong tỉnh do Nguyễn Thần Hiến lãnh đạo.



Ảnh tư liệu Chùa Nam Nhã Đường


Tháng 2/1913, Cường Để rời Nhật về Nam kỳ để vận động cho phong trào. Khi đến xã Long Tuyền, Cường Để đã đến tại chùa Nam Nhã gần 20 ngày để cùng cụ Nguyễn Giác Nguyên mưu bàn quốc sự. Thời gian lưu trú tại chùa rất bí mật, mọi sự liên lạc đều do ông Huỳnh Quang Thành đảm nhiệm, nhưng khi Cường Để vừa rời khỏi Cần Thơ thì nội vụ bị Pháp phát hiện, chùa bị đóng cửa và sư cụ Nguyễn Giác Nguyên bị chúng bắt giam tại khám đường Mỹ Tho Tuy nhiên trước đó, khii rời khỏi chùa Cường Để đã kịp đem tiền được chùa giúp đỡ theo để lập một số cơ quan thông tin ở Sài Gòn, còn lại thì chuyển sang Hồng Kông. Sau đó Cường Để bí mật lên tàu của Công ty Thái Cổ trở về Sài Gòn.

 

Khi sư cụ Nguyễn Giác Nguyên được trả tự do thì chùa được phép hoạt động trở lại nhưng bị mật thám theo dõi nên việc liên lạc giữa chùa vớI phong trào Đông Du rất hạn chế. Năm 1917 chùa Nam Nhã cất lại chính điện kỳ 3, công cuộc xây dựng đang tiến hành thì ngày 22/12/1917 sư cụ Nguyễn Giác Nguyên từ trần, nhưng ngôi chùa vẫn tiếp tục được hoàn thành. Từ 1925 đến 1951, phong trào Đông Du yếu dần và thất bại khi mất dần Phan Bội Châu và Cường Để

 

Sau thất bại của phong trào Đông Du, chùa Nam Nhã tạm thời khép mình vào cửa đạo chờ cơ hội thuận tiện mở rộng tấm lòng với các lý tưởng cao đẹp, đấu tranh vì tự do độc lập cho nước nhà.



Toàn cảnh ngôi chùa


Kiến trúc chùa Nam Nhã : 

Sân chùa rất rộng rãi, phần nửa bên ngoài là sân đất trồng nhiều loại tùng, trắc... rợp mát chen chúc đó đây những chậu kiểng được uốn nắn rất công phu theo lối "xiêu phong", "mẫu tử". Giữa sân, một hòn bon bộ cao trên 2m nằm trong hồ hình chữ nhật đầy nước trong veo. Nửa sân bên trong lót gạch tàu với 2 trụ đèn xinh xắn. Các hoa văn, họa tiết được tô đắp rất công phu làm tăng thêm phần duyên dáng. 

Chính điện được lợp ngói âm dương trên có hình lưỡng long tranh châu. Bộ vì mái làm theo kiểu vì kèo đặt trên bảy hàng cột tròn, vuông (bằng gỗ, bê tông) dưới mỗi cột đều có chân đế bằng đá. Bên trong chính điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng dùng làm nơi đặt bàn thờ sư cụ Nguyễn Giác Nguyên Quan Thánh Đế quân và Lịch Đại Tổ sư đối diện với ban thờ Tam giáo là nơi thờ trấn đàn hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa. Hai bên tiền điện có 2 bàn hương án đặt bày vì của các nhà sư trụ trì (Nam tả, Nữ hữu). 

Nam Nhã Đường xét về mặt kiến trúc thì không có gì đặc sắc lắm so với những công trình khác trong tỉnh nhưng di tích có một lịch sử khá vẻ vang trong giai đoạn chống Pháp. 

Di tích lịch sử Nam Nhã Đường :

Ngày nay chùa Nam Nhã được du khách đến thăm viếng không phải chỉ riêng về vẻ cổ kính, trang nghiêm nơi cõi Phật mà ở đây đã gợi họ nhớ lại những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước do ảnh hưởng của phong trào Đông Du. Nam Nhã Đường đã trở thành trụ sở với nhiệm vụ tổ chức cơ sở kinh tài ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp và truyền bá thơ văn yêu nước (Hải ngoại huyết thư, đạo Nam kinh...).

Do vị trí thuận lợi, yên tĩnh cũng như truyền thống yêu nước của tín đồ chùa Nam Nhã mà trong những năm đầu đầy khó khăn gian khổ của cách mạng Việt Nam, các tổ chức Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã lấy nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng khác trong toàn miền. 

Ngày 25 tháng 01 năm 1991, Bộ Văn hóa thông tin đã ra quyết định công nhận Chùa Nam Nhã Đường là di tích lịch sử cách mạng.

 

 



Nguồn: Sưu tầm


Các tin khác:
Thập bát La Hán chùa Long Quang  (10/08/2017)
Du lịch Cồn Sơn Cần Thơ  (09/08/2017)
Cồn Sơn - đi không khó  (20/09/2016)
Phong Điền không chỉ là vùng trái ngọt...  (19/09/2016)
Dân dã đúng nghĩa du lịch Cồn Sơn  (19/09/2016)

f8d16b1d-0b12-473f-8c9b-f8a8dcd1fd85

Tiêu đề bài viết: Chùa Nam Nhã Đường. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Nguồn: Sưu tầm

.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang