Thông tin tuyên truyền - Phổ biến pháp luật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Ngày đăng: 04/07/2023

Lượt xem:


Sở Y tế thành phố Cần Thơ đã ban hành Công văn số 2678/SYT-NVY về việc đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Theo đó, thực hiện Công văn số 2084/UBND-KGVX ngày 13/6/2023 của UBND thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng. Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống tay chân miệng tại đơn vị, tổ chức chiếu, phát các tài liệu truyền thông phòng, chống tay chân miệng trên hệ thống tivi, phát thanh tại các khu vực chờ khám, khu điều trị của bệnh viện; Lồng ghép trong giao ban của đơn vị, thông báo cho các nhân viên y tế đặc biệt là bác sĩ có hoạt động ngoài giờ tại các phòng khám tư nhân thực hiện công tác chẩn đoán, báo cáo kịp thời ca bệnh Tay chân miệng tại phòng khám lên hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT; Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Đa khoa thành phố sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, hội chẩn, thu dung, điều trị bệnh nhân Tay chân miệng từ tuyến dưới chuyển lên theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế; Những trường hợp bệnh nặng, chuyển tuyến cần tư vấn cho bệnh nhân đồng thời tiến hành ngay hội chẩn từ xa trước với các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cẩn Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Trường hợp bệnh nặng, cần chuyển tuyến lên TP. Hồ Chí Minh cần tiến hành hội chẩn từ xa trước với các bệnh viện như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới theo hướng dẫn của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh; Các đơn vị chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận xử trí và điều trị bệnh tay chân miệng. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện; Tăng cường theo dõi người bệnh tay chân miệng điều trị nội trú tại đơn vị, bố trí các tổ thường trực cấp cứu nhất là trong các ngày nghỉ lễ, cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh diễn tiến nặng. Sẵn sàng hỗ trợ thu dung, điều trị bệnh nhân tay chân miệng từ tuyến dưới...

Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình tay chân miệng trên địa bàn thành phố, theo dõi số liệu hàng tuần của bệnh tay chân miệng, điều tra, xác minh, báo cáo ngay Lãnh đạo Sở Y tế các trường hợp tử vong do tay chân miệng (nếu có) trên địa bàn thành phố. Chủ động theo dõi, giám sát và xử lý ổ dịch kịp thời, khoanh vùng dập dịch tránh lây lan trên diện rộng; Chỉ đạo kích hoạt và duy trì các đội phản ứng nhanh cùng tất cả các Trung tâm Y tế quận, huyện khởi động ngay các hoạt động phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, nhất là các hộ gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi và các cơ sở giáo dục đặc biệt là mẫu giáo, mầm non; Phối hợp ngành Giáo dục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như phát hiện, báo cáo sớm; đồng thời cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; thực hiện vệ sinh lớp học và môi trường; hướng dẫn rửa tay thường xuyên nước sạch tại các cơ sở giáo dục vẫn hoạt động trong kỳ nghỉ hè, đặc biệt là các mầm non, mẫu giáo; Chỉ đạo bộ phận Y tế trường học phối hợp bộ phận Kiểm soát bệnh truyền nhiễm tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, người chăm sóc trẻ, người chuẩn bị thức ăn về công tác phòng chống dịch, phát hiện các dấu hiệu bệnh, dấu hiệu chuyển nặng của bệnh và thay đổi hành vi như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho cả trẻ em, người lớn; Tiếp tục phối hợp Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Đài Phát thanh và Truyền hình TP. Cần Thơ, UBND quận, huyện, và các cơ quan báo đài tăng cường công tác truyền thông các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng, quan trọng nhất là rửa tay, tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường và hướng dẫn các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng...) để cách ly và kịp thời, hạn chế lây lan, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi,..).

Cùng với đó, Trung tâm Y tế quận, huyện tham mưu UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch hoặc ban hành văn bản chỉ đạo, phối hợp thực hiện phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Trong đó tham mưu UBND quận, huyện tổ chức kiểm tra, giám sát, bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống tay chân miệng tại địa phương; Tiếp nhận các ca bệnh từ các cơ sở khám chữa bệnh được báo cáo trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm của Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế quận, huyện ghi nhận đầy đủ các ổ dịch cộng đồng, trường học, đồng thời báo cáo thông tin và diễn biến từng ổ dịch mỗi ngày về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ qua địa chỉ email: trunghieu130@gmail.com; Yêu cầu các phòng khám, bệnh viện tư nhân trên địa bàn báo cáo ca bệnh tay chân miệng trong vòng 24 giờ kể từ khi có chẩn đoán…


Phương Thảo


cf870d90-104c-49f8-9cc2-e043f3a3dd48

Tiêu đề bài viết: Đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang