Thông tin tuyên truyền - Phổ biến pháp luật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Giới thiệu nội dung cơ bản của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Ngày đăng: 09/05/2023

Lượt xem:


Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2020. Bãi bỏ các Nghị định sau: a) Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức; b) Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Sự cần thiết, mục đích ban hành

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 26-NQ/TW) xác định công tác đánh giá CBCCVC là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang, dễ dãi hoặc định kiến. Các Bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể, chưa có kế hoạch chi tiết để theo dõi tiến độ giải quyết công việc được giao của CBCCVC dẫn tới những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, phản ánh chưa đúng thực trạng mức độ hoàn thành công việc của CBCCVC. Bên cạnh đó, các quy định về đánh giá, phân loại hiện hành chưa đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong công tác đánh giá, phân loại CBCCVC; còn có sự khác nhau giữa các văn bản của Đảng với văn bản pháp luật dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong công tác cán bộ.

Các cơ quan có thẩm quyền của Đảng đã ban hành nhiều văn bản như Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chuẩn đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (sau đây viết tắt là Quy định số 89-QĐ/TW); Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị (sau đây viết tắt là Quy định số 132-QĐ/TW); Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 24/9/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp để thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW, trong đó có quy định cụ thể đối với một số trường hợp như: nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản, thời gian công tác chưa đủ 06 tháng; Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Ngày 25/11/2019, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 52/2019/QH14, trong đó tập trung vào một số vấn đề lớn có liên quan đến việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là: Sửa đổi, bổ sung Điều 29, Điều 56, Điều 58 Luật Cán bộ, công chức 2008 và sửa đổi, bổ sung Điều 41, Điều 42, Điều 43 và Điều 44 Luật Viên chức 2010. Theo đó, sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung đánh giá công chức, viên chức, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này.

Nội dung chủ yếu

- Bố cục Nghị định gồm 04 chương, 26 điều.

- Nội dung cơ bản:

Chương I: Quy định chung gồm 3 điều (từ Điều 1 đến Điều 3) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1); nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (Điều 2); tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (Điều 3);

Chương II: Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gồm 03 mục, 12 Điều (từ Điều 4 đến Điều 15), trong đó mục 1 quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ; mục 2 quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng công chức và mục 3 quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức. Ở mỗi mục đều quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá xếp loại ở các mức hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, không hoàn thành nhiệm vụ đối với mỗi loại đối tượng cán bộ, công chức, viên chức.

Chương III: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời điểm, sử dụng kết quả, lữu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gồm 7 điều (từ Điều 16 đến Điều 22), trong đó quy định về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (Điều 16); trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ (Điều 17); trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức (Điều 18); trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức (Điều 19); thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (Điều 20); sử dụng kết quả đánh giá CBCCVC (Điều 21); lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (Điều 22).

Chương IV: Điều khoản thi hành gồm 4 điều quy định về: Tổ chức thực hiện (Điều 23), giải quyết kiến nghị (Điều 24), hiệu lực thi hành (Điều 25) và trách nhiệm thi hành (Điều 26)./.



e40436e7-b578-4fdb-b3fd-f07c42683a89

Tiêu đề bài viết: Giới thiệu nội dung cơ bản của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang