Thông tin tuyên truyền - Phổ biến pháp luật


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Giới thiệu nội dung cơ bản Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
Ngày đăng: 22/05/2023

Lượt xem:


Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2020Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2020. Thông tư gồm 07 điều, trong đó từ Điều 3 đến Điều 6 quy định về nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và biện pháp bảo vệ người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức và Điều 7 quy định về hiệu lực thi hành.

Sự cần thiết, mục đích ban hành

Để phát huy vai trò của Nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp ý, phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, công chức, viên chức, Đảng và Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập, còn tình trạng để lộ, lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; người tố cáo bị chuyển đổi vị trí công tác, phân công công việc không đúng chuyên môn, sở trường… Hạn chế, bất cập nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa hoàn thiện, thiếu cụ thể.

Để giải quyết những tồn tại nêu trên, tại Chương VI Luật Tố cáo, Mục 2 Chương II Nghị định số 31/2019/NĐ-CP đã quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo. Trong đó bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ; cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; trình tự, thủ tục bảo vệ; biện pháp bảo vệ… người tố cáo. Đồng thời, ngày 01/02/2019, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1061/VPCP-V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và Ban Cán sự đảng các bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức.

Trên cơ sở quy định của Luật Tố cáo; quán triệt tinh thần Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 27-CT/TW); thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc ban hành Thông tư quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là cần thiết.

Nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật

a) Về phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư bao gồm các nội dung về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.

b) Về đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Thông tư được quy định tại Điều 2 Thông tư, gồm 03 nhóm đối tượng, cụ thể:

-    Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.

-    Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tố cáo, giải quyết tố cáo.

-    Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

c) Về nội dung bảo vệ vị trí công tác

Căn cứ quy định của Luật Tố cáo, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Thông tư quy định nội dung bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.

d) Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ

Chương VI Luật Tố cáo đã quy định các nội dung về bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. Một số điều trong Luật Tố cáo đã quy định cụ thể các nội dung liên quan đến việc bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo như: Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ (Điều 7); cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ (Điều 49); biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm (Điều 59)...

Các nội dung quy định tại Luật Tố cáo có thể áp dụng trực tiếp. Điều 4 Thông tư làm rõ hơn về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Căn cứ quy định tại Điều 57 Luật Tố cáo và nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư quy định theo hướng vừa viện dẫn các quy định của Luật Tố cáo, vừa hướng dẫn cụ thể các trường hợp không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người được bảo vệ nhằm mục đích ngăn chặn việc lợi dụng các quy định của pháp luật trong công tác sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để trù dập, trả thù cán bộ, công chức, viên chức là người tố cáo.



Các tin khác:
Tham gia bình chọn Chương trình bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long  (25/09/2024)
Tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn thành phố  (25/09/2024)
Tiếp tục phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật dành cho đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên”  (20/09/2024)
Cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật  (10/09/2024)
Tình hình thiệt hại do thiên tai trên địa bàn thành phố Cần Thơ (ghi nhận trong ngày 8/9/2024)  (08/09/2024)

c3a7ebd3-6ad5-4e70-9235-a5cb533aa022

Tiêu đề bài viết: Giới thiệu nội dung cơ bản Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang