Đề án


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Cần Thơ: Triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm”
Ngày đăng: 13/01/2022

Lượt xem:


Nhằm triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố có hiệu quả, UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2022.

Chương trình OCOP-CT nhằm thực hiện việc phát triển các tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế góp phần tái cơ cấu kinh tế TP Cần Thơ theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Đặc biệt, chú trọng thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Chương trình OCOP năm 2022 là 3,6 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 2,52 tỷ đồng, chiếm 70%; vốn huy động xã hội hóa 1,08 tỷ đồng chiếm 30%.

Cụ thể, phấn đấu tiêu chuẩn hóa 41 sản phẩm hiện có, phát triển và củng cố các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, bao gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã; triển khai phát triển một làng nghề tranh gạo; phát triển thêm 20 đến 25 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao trở lên, trong đó có từ 1 đến 2 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao. Phấn đấu năm 2022 mỗi quận, huyện có ít nhất 2 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên.

Triển khai nội dung Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản có liên quan cho 100% cán bộ quản lý nhà nước các cấp và các tổ chức, cá nhân tham gia; đào tạo 100% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP các cấp; 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh.

Kế hoạch tập trung vào 4 nội dung chính: Công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện; tuyên truyền, đào tạo nhân lực; triển khai Chu trình OCOP của thành phố; củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Theo đó, tiếp tục ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP-CT. Đồng thời, tổng hợp, bổ sung và ban hành các tài liệu về chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP của Trung ương và rà soát, hoàn thiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP Cần Thơ; kiện toàn Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp thành phố tại mồi kỳ đánh giá thường niên, đồng thời rà soát, chỉnh sửa, bổ sung Quy chế hoạt động Hội đồng (nếu cần). Khen thưởng kịp thời và hiệu quả các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP-CT.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan, viện, trường và các đơn vị có liên quan tổ chức 20 lớp đào tạo nhân lực cho Chương trình OCOP; Các lớp chuyển đồi số hóa cho các chủ thể và cán bộ quản lý. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, viện, trường và các đơn vị có liên quan tổ chức 10 lớp đào tạo, tập huấn về đánh giá chất lượng sản phẩm. Lồng ghép với việc tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng từ thành phố đến cơ sở: Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Đài truyền thanh quận, huyện, trên Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Cần Thơ, Báo Nông thôn ngày nay; Tổ chức học tập kinh nghiệm về Chương trình OCOP cho các cán bộ tham gia quản lý, điều hành các cấp; các chủ thể sản xuất, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất,... tại các tỉnh, thành trong và ngoài nước.

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP-CT, chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP của thành phố theo giai đoạn và hàng năm. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các quận, huyện rà soát hoàn thiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP Cần Thơ.

Mặt khác, tổng hợp, bổ sung và ban hành các tài liệu về chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản hướng dần thực hiện Chương trình OCOP của Trung ương, các Bộ ngành và thành phố giai đoạn 2022 - 2030; xây dựng kỷ yếu về các sản phẩm OCOP tiêu biểu triển khai đến các địa phương để thực hiện. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, các Bộ ngành Trung ương theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.


Nguyên Trang


Các tin khác:
TP Cần Thơ: Xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị”  (17/06/2022)
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn TP Cần Thơ  (27/05/2022)
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Cần Thơ đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030  (13/05/2022)
Thí điểm Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại quận Ninh Kiều  (30/04/2022)
Cần Thơ: Phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”  (23/02/2022)

182ab80e-f5bf-4f95-98f4-9b6ec40c2e93

Tiêu đề bài viết: Cần Thơ: Triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm” . Nội dung như sau: . Theo tác giả: Nguyên Trang.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang