Thành phố


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Cần Thơ: Phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn thành phố
Ngày đăng: 27/12/2022

Lượt xem:


Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; đồng thời, triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023, UBND thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, mục tiêu là nhằm phát triển chăn nuôi tập trung theo chuỗi giá trị hàng hóa, theo nhu cầu thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và từng bước cải tiến đàn giống vật nuôi nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại ngành chăn nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của thành phố Cần Thơ; Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC) và thủy sản nhằm ngăn chặn, khống chế, không để dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng, góp phần phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan, tiến tới xã hội hóa trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố; Xây dựng hệ thống giám sát dịch bệnh từ cơ sở đến thành phố nhằm phát hiện sớm, chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh; từng bước khống chế các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi như: bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP), Lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc, Viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu bò, bệnh Tai xanh ở heo, bệnh Dại chó, mèo; bệnh xuất huyết và gan thận mủ trên cá tra; bệnh TiLV trên cá rô phi; bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm giống nước lợ; Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra và kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các dịch bệnh xảy ra (nếu có); Xây dựng mô hình cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn VietGAHP, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh (ATDB) hoặc vùng an toàn dịch bệnh cấp quận, huyện tiến tới xây dựng vùng ATDB cấp thành phố.

Yêu cầu cải tiến và phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng gia súc giống chất lượng cao và tăng cường công tác quản lý giống đối với các loại vật nuôi trên địa bàn thành phố; Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, chuồng trại và hộ chăn nuôi gia đình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; Cơ cấu lại hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch, giảm dần số lượng cơ sở quy mô nhỏ, tăng quy mô công suất, đổi mới dây chuyền thiết bị, công nghệ giết mổ tiên tiến và bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất; Tổ chức tuyên truyền, tập huấn và vận động người chăn nuôi tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật trên cạn và động vật thủy sản; Đảm bảo an toàn cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra; Hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng 5 mô hình cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn VietGAHP, 1 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại, phấn đấu xây dựng 10 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, bệnh DTHCP, nhằm liên kết với chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng cũng như hạn chế dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi.

Nội dung thực hiện của Kế hoạch gồm: Hỗ trợ, hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, tái đàn sau dịch bệnh và thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP); xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại chăn nuôi, nhất là giống vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất và giá trị; cơ cấu lại hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; công tác kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở chăn nuôi trang trại.

UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh GSGC và thủy sản năm 2023 trên địa bàn thành phố; tùy theo tình hình thực tế chăn nuôi, diễn biến của dịch bệnh động vật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn tham mưu, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp bổ sung cho phù hợp. Thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về UBND thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Phương Thảo


ecf39bf5-ff44-44b3-ab6b-1fd8c00b5928

Tiêu đề bài viết: Cần Thơ: Phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn thành phố . Nội dung như sau: . Theo tác giả: Phương Thảo.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang