Tính cách người Nam Bộ thường được khái quát là cần cù, chăm chỉ, chí thú làm ăn, lại rất thật thà, chất phác. Ðặc biệt, người Nam Bộ vui tính, lạc quan với nét văn hóa thú vị thể hiện qua nụ cười.
Trong cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ, con cọp ghi đậm dấu ấn với bối cảnh: “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua/um”. Cọp ở Nam Bộ có cọp đồng bằng và cọp ở miệt núi cao, với những đặc tính riêng. Với dân gian ÐBSCL, cọp đồng bằng với môi trường sinh sống là rừng thiêng nước độc, sình lầy thuở khẩn hoang, vừa thân thuộc, vừa là mối đe dọa cuộc sống. Mấy câu chuyện thú vị về cọp được lan truyền trong dân gian ÐBSCL nói lên điều đó.
Trong tiếng Việt, nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp phản ánh một phần giá trị văn hóa của dân tộc. Tác giả Lê Minh Quốc dùng sự học tiếng Việt cùng hơn 40 làm nghề viết lách, đã nghiên cứu thêm nhiều ngữ nghĩa đa tầng gắn liền với văn hóa truyền thống, để hoàn thành bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt". Sách do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa ấn hành.
Nếu để lựa chọn món ăn nào tiêu biểu cho người Nam Bộ thì có lẽ, mắm là “ứng cử viên” đứng đầu. “Ăn mắm thấm về lâu”, con mắm đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, bản sắc của vùng đất này. Bài viết sau đây xin thuật lại mấy giai thoại về mắm, để thấy được “vị thế” của đặc sản mắm Nam Bộ.
Cung cách giao tiếp, xưng hô của người Nam bộ chẳng những vô cùng phong phú mà còn thể hiện rất rõ nét cá tính của miền Nam. Tùy theo từng đối tượng mà người Nam Bộ có cách xưng phù hợp, đồng thời có những nét riêng thể hiện sắc thái tình cảm đa dạng.
Việt Nam nổi tiếng là đất nước có văn hóa ẩm thực phong phú, từ ẩm thực dân gian truyền thống đến ẩm thực hiện đại cách tân, biến tấu. Vậy nhưng, tiềm năng này chưa được tận dụng thật tốt để khai thác trong các lĩnh vực như quảng bá văn hóa, du lịch... Với điện ảnh, đề tài ẩm thực Việt Nam như “đất vàng” bị bỏ hoang.
Nói đến Tây Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến cái mới, bởi vùng đất này chỉ khai phá được hơn ba trăm năm. Cho nên, về lịch sử hình thành vùng đất, môi trường tự nhiên, cũng như môi trường xã hội, văn hóa đều có những khác biệt nhất định, tạo nên nét mới so với các vùng đất khác của nước ta.
Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa tộc người. Áo dài - trang phục truyền thống Việt Nam, không chỉ là một trong những biểu tượng xác nhận bản sắc văn hóa nước ta, mà còn thể hiện tâm hồn người Việt Nam khi mà loại trang phục này phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội.
Công trình nâng cấp, cải tạo hồ Búng Xáng ở phía sau Trường Ðại học Cần Thơ, nối dài từ rạch Ngỗng đến hẻm 51, đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, tạo diện mạo mới cho đô thị Cần Thơ. Ðịa danh Búng Xáng vì vậy được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người, kể cả văn bản hành chính, vẫn viết là Bún Xáng thay vì Búng Xáng. Bài viết sau đây sẽ lý giải rõ hơn về nguồn gốc địa danh này.