Theo các nhà nghiên cứu, hò Nam Bộ hình thành theo quá trình các lưu dân vào phương Nam khai khẩn, đa phần lấy ca dao làm nền tảng thể hiện qua giọng ngâm, ru có luyến láy. Dần dần qua mấy trăm năm, hò cũng như nhiều loại hình văn hóa đã có những biến đổi thích nghi với những điều kiện mới, trên vùng đất mới khai mở. Có nhiều thể loại hò trong sinh hoạt văn hóa, sản xuất ở Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, nhưng khi thể hiện thì quy về 3 mối: “hò mép” còn gọi là “hò môi”, “hò văn” còn gọi là “hò sách”, “hò truyện” còn gọi là “hò tích”.
Cần Thơ vốn có truyền thống văn hóa, nghệ thuật với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có các soạn giả trứ danh. Nối tiếp truyền thống đó, lực lượng sáng tác cổ nhạc ở Cần Thơ đang phát triển mạnh, đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc.
“Trong thành công chung đó có sự đóng góp rất lớn của giới văn nghệ sĩ cả nước - những “chiến sĩ” trên “mặt trận” văn hóa đã sáng tác, quảng bá nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) truyền tải thông điệp ý nghĩa, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh COVID-19, lan tỏa và tạo nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng”.
Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người.
Trong bối cảnh cả thành phố chung tay phòng, chống dịch COVID-19, các nghệ sĩ Cần Thơ đã dùng sở trường của mình để tiếp thêm tinh thần cho tuyến đầu chống dịch. Từ những cảm xúc, câu chuyện thực tế, những bức tranh, bài ca cổ đã ra đời, lan tỏa tinh thần sống đẹp mùa dịch COVID-19.
Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Cần Thơ đang triển lãm cuộc thi ảnh “Cần Thơ điểm hẹn” tại Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố (số 170, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều). Tất cả 111 ảnh triển lãm, trong đó có 11 ảnh đoạt giải, là bức tranh khá hoàn chỉnh về nét đẹp của quê hương Cần Thơ hôm nay.
Chợ ở Nam Bộ rất đa dạng và đôi khi có một không hai về địa điểm họp chợ, mặt hàng mua bán, quy mô… nhưng có một điểm chung: cho dù là chợ kiểu nào, bất cứ nơi đâu, cũng đều bật lên những nét văn hóa chợ rất đáng yêu. Tìm hiểu đôi nét về chợ sẽ hiểu thêm về nền kinh tế, đời sống lao động sản xuất và phong tục tập quán của cư dân vùng đất.
“Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn”, truyền thống tri ân nguồn cội, kính nhớ công đức tổ tiên đã trở thành nét đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Thân thương hai tiếng “Ðồng bào”, thiêng liêng hai từ “Quốc Tổ”, để mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, “Dù ai ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Giỗ Tổ” như nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm viết trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Bà Ngũ Hành hay còn gọi Ngũ Hành Nương Nương là năm vị thần biểu trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ðây không phải là vật chất theo nghĩa đen của tên gọi, mà là quy ước của người xưa để xem xét mối tương quan của vạn vật. Tục thờ bà Ngũ Hành ở Nam Bộ cho thấy quá trình người Việt tiếp nhận thuyết Ngũ Hành của phương Bắc thành những giá trị tín ngưỡng riêng.