Ngay tại trung tâm TP Cần Thơ, vào sáng thứ năm hằng tuần, các thành viên CLB Đờn ca tài tử (ĐCTT) quận Ninh Kiều lại hội ngộ cùng tiếng đờn lời ca. "Ngọn lửa" để giữ sức nóng cho hoạt động của CLB là tình yêu và niềm đam mê của các thành viên dành cho di sản "tiếng lòng người phương Nam".
Từ bao đời nay người Việt đã biết ứng xử với nắng mưa qua chiếc nón đội đầu, nên mới có câu ca dao: “Nón mua một đồng mốt, tốt tựa như rồng / Sao em không mua mà đội để má hồng nắng ăn”. Trong đó, chiếc nón lá trải qua bao đời được xem như một ký hiệu đặc biệt của văn hóa nước ta…
Nhà nghiên cứu Trần Minh Thương vừa ra mắt tập biên khảo “Phong tục miệt Nam Sông Hậu”, do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành. Miệt Nam Sông Hậu là vùng văn hóa thuộc các địa phương nằm ở phía Nam của Sông Hậu, gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang và Kiên Giang. Tập biên khảo có những lý giải rất lý thú.
Từ xa xưa, con người đã biết đến vai trò vô cùng quan trọng của lửa trong sinh hoạt, sản xuất và ở hầu hết các nền văn hóa, lửa đã được con người thần thánh hóa, thờ cúng. Tục thờ Thần Lửa của người Việt cũng nằm trong dòng chảy tín ngưỡng này.
“Đây là một tập thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời tôi, kỷ niệm tròn 30 năm tôi gắn bó với vùng đất Cần Thơ”, nhà thơ Đặng Tuyết (hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ) chia sẻ với chúng tôi như thế về tập thơ “Về miền sông Hậu” mới ra mắt, do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Đọc tập thơ, người đọc như cảm nhận được lời tự tình của người con Hà Tĩnh chọn Cần Thơ làm quê.
Cách đây 4 năm, Bảo tàng Hà Nội có triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. Sánh cùng những dòng tranh trứ danh, nức tiếng ở Bắc bộ và Trung bộ như tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình… Nam bộ có tranh gói vải. Vì sao một dòng tranh không quá lâu đời lại được đánh giá cao như vậy? Đó là một hành trình dài kỳ công sáng tạo và lưu giữ của người Nam bộ.
Nơi cư trú ổn định và nhà cửa là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Ở ĐBSCL thuở khai hoang, lúc thiên nhiên, môi trường còn rất khắc nghiệt, đầy lam sơn chướng khí và thú dữ; muốn khai hoang lập nghiệp trên vùng đất mới, điều kiện ban đầu là phải có nơi trú ẩn che mưa tránh nắng, tránh các loài thú dữ. Những đặc điểm tự nhiên và xã hội đã hình thành nét đặc trưng trong nhà ở của cư dân nơi đây...
“Các bạn có thấy sự bình lặng ở vạch nước này không? Địa danh Bình Thủy ra đời như thế đó” - người thuyết minh kể chuyện xưa với nhóm du khách trẻ đang bồng bềnh ngoài vàm sông. Ngoài kia sông Hậu, sóng vỗ dưới gió chướng cuối mùa; vậy mà ở vạch nước lặng, mặt sông yên ắng. Các bạn trẻ du Xuân từ điều kỳ thú ấy.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong lần đầu đặt chân đến Cần Thơ vào đầu năm 1919, học giả Phạm Quỳnh đã khen ngợi “La capitale de L’Ouest”, nghĩa là Thủ đô của Miền Tây. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà trong cuốn “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” xuất bản vào năm 1909, tác giả Nguyễn Liên Phong đúc kết:
Trong cuốn “Văn minh miệt vườn”, nhà văn Sơn Nam ca ngợi: “Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sanh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long”. “Ông già Nam bộ” không ít lần tả cảnh miệt vườn Phong Điền, Cần Thơ với nét cẩm tú, sung túc. Tết này, về với miệt vườn để tìm nếp xưa ngày cũ, câu chuyện người Phong Điền lên liếp làm vườn và những thảo thơm.