HÌNH ẢNH ÐẸP

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Danh nhân tiêu biểu


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Châu Văn Liêm
Ngày đăng: 26/07/2012

Lượt xem:


Tượng đồng chí Châu Văn Liêm tại 

(Bảo tàng thành phố Cần Thơ)  


Châu Văn Liêm sinh ngày 26-6-1902 tại Rạch Tra, làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ). Xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ Châu Văn Liêm đã được truyền thụ những tinh hoa của tư tưởng Nho giáo và truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc. Đó là những hành trang đầu đời, đưa ông đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc sau này.


Năm 1915, sau khi tốt nghiệp sơ học yếu lược ở quê nhà, Châu Văn Liêm được gửi lên Cần Thơ và sau đó là Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) học tập. Những năm học ở Cần Thơ và Sài Gòn, Châu Văn Liêm đã tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước qua các tài liệu bí mật lưu hành trong nước và nước ngoài thời đó, đặc biệt là bản yêu sách "Quyền các dân tộc" của Nguyễn ái Quốc.
 

Năm 1924, Châu Văn Liêm tốt nghiệp sư phạm và dạy học ở Trường tiểu học Long Xuyên. Đến đầu năm học 1926 - 1927, ông chuyển về Trường Long Điền, quận Chợ Thủ (nay thuộc tỉnh An Giang). Tại đây, ông đã đề xướng và thành lập "Hội giáo viên, học sinh yêu nước" ở Long Xuyên (giữa năm 1926) và "Việt Nam phục quốc Đảng" ở Cần Thơ (tháng 9-1926). Ông còn bí mật liên lạc với những người có tâm huyết và phổ biến các tài liệu để giáo dục lòng yêu nước trong nhân dân vùng Ô Môn (nhất là các làng Thới Thạnh, Thới An, Thới Lai, Phong Hoà, ... ).


Cuối năm 1927, Châu Văn Liêm được kết nạp vào tổ chức Kỳ bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam", sau đó ông được cử làm Bí thư Chi bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam" đầu tiên của Long Xuyên - Châu Đốc. Đến tháng 2-1928, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh bộ "Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam" tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang). Cuối năm 1928, Châu Văn Liêm mở trường tư thục ở Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) làm địa điểm liên lạc với các đồng chí trong tổ chức Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam và làm cơ sở công khai, hợp pháp để hoạt động cách mạng.
 
Ngày 7-1-1929, ông được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời của An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 2-1929, sau khi về hoạt động tại Sài Gòn, ông được bầu vào Kỳ uỷ Nam Kỳ. Tháng 2-1930, sau khi thống nhất các tổ chức Đảng, ông được giao nhiệm vụ phụ trách phong trào cách mạng tại tỉnh Gia Định - Chợ Lớn.
 
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng trong phạm vi cả nước. Ngày 4-6-1930, tại quận Đức Hoà (lúc đó thuộc Chợ Lớn, nay là tỉnh Long An) đã diễn ra cuộc biểu tình có quy mô lớn với trên 10 nghìn người tham gia do Châu Văn Liêm lãnh đạo. Kẻ địch đã đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình và đồng chí Châu Văn Liêm đã ngã xuống trong khí thế đấu tranh sục sôi cách mạng vào hồi 21 giờ 5 phút ngày 4-6-1930.
 
Thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí Châu Văn Liêm, người con trung hiếu, kiên cường của quê hương Cần Thơ.


Nguồn: sưu tầm


Các tin khác:
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa  (26/07/2012)
Lưu Hữu Phước  (13/07/2011)
Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền  (13/07/2011)

0b479f5c-09ba-4c8b-898c-4bb6ec2abc34

Tiêu đề bài viết: Châu Văn Liêm. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Nguồn: sưu tầm.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang