Lịch sử


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Cao trào cách mạng 1936-1939 ở Cần Thơ
Ngày đăng: 11/12/2017

Lượt xem:


Năm 1936, nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi cho ta : ở Pháp, mặt trận nhân dân thắng cử và lên nắm quyền, ban bố một số cải cách đối với thuộc địa, theo đó, nhiều cán bộ, đảng viên của ta bị giam ở ở nhà tù đế quốc được thả về; Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (26/7/1936) ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bàn về đường lối và chủ trương đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới. HộI nghị chủ trương thành lập “Mặt trận nhân dân phản đến Đông Dương” tức “Mặt trận dân chủ Đông Dương”.

Phong trào đấu tranh dân chủ bùng lên ở khắp nơi , mở đầu là cuộc vận động tổ chức Đông Dương Đại hội, nhiều nơi lập Ủy ban hành động thu thập nguyện vọng nhân dân trình phái đoàn Quốc hội Pháp sắp sang điều tra tình hình Đông Dương. Tháng 8/1936, Đảng Cộng sản đông Dương đưa ra 12 yêu sách về chương trình hành động của nhân dân.

Tổ chức Đảng ở Cần Thơ có điều kiện củng cố lại cơ sở và xây dựng các tổ chức quần chúng công khai nhằm tập hợp quần chúng vào tổ chức, đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, đã có 45 Ủy ban hành động được nhanh chóng thành lập trên toàn tỉnh.

 Phong trào dân chủ công khai phát triển mạnh, bọn phản động thuộc địa lo sợ, ra mặt đàn áp Đông Dương đại hội, ra lệnh giải tán các Ủy ban hành động, cấm tuyên truyền về Đông Dương đại hội, bắt giam đại biểu và quần chúng có cảm tình vớI Đảng, tuy bị cấm đoán nhưng phong trào đấu tranh vẫn rất sôi nổi :

 - Cuối 1936, công nhân Nhà Đèn và Sở Vệ sinh bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.

 - Tháng 2/1937 công nhân các trại cưa nổi dậy đình công

 - Tháng 3/1937, các tổ chức công khai và bán công khai ở thị xã Cần Thơ cùng các làng lân cận tổ chức nhiều cuộc mít tinh kỷ niệm ngày mất của chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh.

 - Cuối 1937, nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh đến diễn thuyết kêu gọi nhân dân đấu tranh chống phát xít và phản động thuộc địa đòi tự do dân chủ, dân sinh.

- Cũng trong năm 1937, nổi bật là cuộc đấu tranh chống bớt xén tiền lương của 5000 nông dân các quận Phụng Hiệp và Ô Môn.

 Xứ ủy Nam kỳ đẩy mạnh khả năng đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp để tập hợp quần chúng thành một mặt trận đấu tranh rộng rãi. Ở Cần Thơ, nhiều tổ chức công khai ra đờI và hoạt động khá mạnh như : nghiệp đoàn giáo chức, hộI Ái hữu, Tương tế, Tuyên truyền quốc ngữ…

 Phong trào cách mạng phát triển mạnh đòi hỏi phải nâng chất lượng cán bộ lãnh đạo, nhiều lớp chính trị ngắn ngày đã được tổ chức, đào tạo cán bộ cốt cán cho cả miền Tây, chuẩn bị cho sự thành lập Tỉnh ủy Cần Thơ vào đầu năm 1938 để đáp ứng yêu cầu cách mạng.

 Năm 1939, Tỉnh ủy Cần Thơ tổ chức cuộc mít tinh công khai qui mô lớn tại rạp Léopol nhân kỉ niệm 150 năm cách mạng tư sản Pháp, Pháp không có lý do gì để ngăn cản nên buộc phải chấp nhận.

 Cao trào cách mạng 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập thứ hai (sau cao trào 1930-1931) với khí thế cách mạng sôi động mạnh mẽ và rộng khắp trong tỉnh, là tiền đề cho phong trào cách mạng ở thờI kỳ tiếp theo.



948d96d8-76f1-4f14-bae2-122f35ccb20a

Tiêu đề bài viết: Cao trào cách mạng 1936-1939 ở Cần Thơ. Nội dung như sau: . Theo tác giả: .

SỰ KIỆN SẮP DIỄN RA
BẢN ĐỒ CẦN THƠ
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

Copyright 2017 CANTHO PORTAL. All rights reserved.
English | Français