Đình làng hay Đình Thần, là nơi thờ Thần Thành Hoàng, vị thần của làng xã. Ở Cần Thơ, sau khi mỗi làng xã được thành lập, một ngôi đình cũng được dựng nên làm nơi thực hiện các việc làng và phục vụ tín ngưỡng của người dân. Tùy theo quy mô của từng làng, tiền bạc và công sức đóng góp của cộng đồng mà đình được xây dựng tương ứng. Ngôi đình ra đời, tồn tại, phát triển và biến đổi qua các giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư trên vùng đất Cần Thơ ngày nay.
Nội dung tín ngưỡng ở các ngôi đình tại Cần Thơ cũng như ở Nam bộ có thể được chia thành các hình thái sau: Thành Hoàng, Thần linh, Cô Hồn, Thần Thánh ở các tư gia gửi tới và Danh Nhân. Việc các đình thờ danh nhân thể hiện đạo lý uống nước nhờ nguồn, tấm lòng của hậu thế với tiền nhân mở đất, tri ân các vị anh hùng dân tộc.
Trong quá trình giao tiếp, lưu dân người Việt lần hồi tiếp nhận vị thần Đất của người Khmer bằng cảm quan cho phù hợp với tâm tính của dân tộc mình. Từ đó, có tính ngưỡng thờ ông Tà với chức năng của một vị thần Đất ra đời.
Năm hết xuân về, người dân miền Tây lại tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán trong cái se lạnh của tiết trời và rộn ràng, náo nức của lòng người. Những ngày cuối năm Âm lịch, không khí đón Tết tràn ngập từng thôn xóm. Người người, nhà nhà bắt tay vào chuẩn bị các thứ để đón chào năm mới.
Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên trong năm, bắt đầu từ lễ trừ tịch, đón giao thừa. Nguyên nghĩa là khởi nguồn, Đán có nghĩa là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán có nghĩa là một buổi sáng khởi nguồn cho một năm. Người Việt xem đây là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm, ngày của đoàn tụ, sum họp.
Thờ Bà Cậu là tín ngưỡng dân gian của những người làm nghề liên quan đến sông nước. Cần Thơ tuy không có biển nhưng sông ngòi chằng chịt, là vùng sông sâu nước chảy, nên tín ngưỡng thờ Bà Cậu cũng phổ biến.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Cần Thơ bắt đầu có một số người Hoa đến định cư, lập nghiệp. Nhờ vị thế trung tâm của Cần Thơ, cộng đồng người Hoa ở đây ngày càng thành công về kinh tế. Các dãy phố, nhà xưởng sầm uất mọc lên; nhiều chành lúa với những tên tuổi nổi tiếng một thời: Lâm Chi Phát, Lâm Dung Xương, Khổng Cẩm Hưng... góp phần cho sự phát triển, giao thương của cả vùng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, những ngôi chùa của người Hoa được xây dựng từ khá sớm, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh người Hoa và cả cộng đồng.