Trong bối cảnh cả thành phố chung tay phòng, chống dịch COVID-19, các nghệ sĩ Cần Thơ đã dùng sở trường của mình để tiếp thêm tinh thần cho tuyến đầu chống dịch. Từ những cảm xúc, câu chuyện thực tế, những bức tranh, bài ca cổ đã ra đời, lan tỏa tinh thần sống đẹp mùa dịch COVID-19.
Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Cần Thơ đang triển lãm cuộc thi ảnh “Cần Thơ điểm hẹn” tại Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố (số 170, đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều). Tất cả 111 ảnh triển lãm, trong đó có 11 ảnh đoạt giải, là bức tranh khá hoàn chỉnh về nét đẹp của quê hương Cần Thơ hôm nay.
Chợ ở Nam Bộ rất đa dạng và đôi khi có một không hai về địa điểm họp chợ, mặt hàng mua bán, quy mô… nhưng có một điểm chung: cho dù là chợ kiểu nào, bất cứ nơi đâu, cũng đều bật lên những nét văn hóa chợ rất đáng yêu. Tìm hiểu đôi nét về chợ sẽ hiểu thêm về nền kinh tế, đời sống lao động sản xuất và phong tục tập quán của cư dân vùng đất.
“Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn”, truyền thống tri ân nguồn cội, kính nhớ công đức tổ tiên đã trở thành nét đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Thân thương hai tiếng “Ðồng bào”, thiêng liêng hai từ “Quốc Tổ”, để mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, “Dù ai ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Giỗ Tổ” như nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm viết trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Bà Ngũ Hành hay còn gọi Ngũ Hành Nương Nương là năm vị thần biểu trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ðây không phải là vật chất theo nghĩa đen của tên gọi, mà là quy ước của người xưa để xem xét mối tương quan của vạn vật. Tục thờ bà Ngũ Hành ở Nam Bộ cho thấy quá trình người Việt tiếp nhận thuyết Ngũ Hành của phương Bắc thành những giá trị tín ngưỡng riêng.
Từ nền tảng văn hóa quý giá của tiền nhân, người Cần Thơ hôm nay nâng niu, giữ gìn và nâng tầm di sản của quê hương. Để rồi, từ bụi chuối, liếp rau sau nhà đến một tiếng đờn khoan nhặt sáu câu, một nét diễn hát bội trên sân khấu đình làng... lại có sức hút đến lạ kỳ. Văn hóa Cần Thơ được “xuất khẩu” một cách thật đặc biệt đi muôn nơi.
Ông Táo hay Thần Bếp là vị thần được thờ phổ biến trong mỗi gia đình người Việt Nam nói chung và ở Nam Bộ nói riêng. Phong tục này có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng thờ lửa thời cổ xưa, hay nói cách khác tục thờ Ông Táo là một dạng cụ thể hóa tín ngưỡng thờ lửa của con người thời sơ khai.
Theo nhiều tư liệu, nhà ở vùng nông thôn ĐBSCL ít có thay đổi về cấu trúc, không gian (hoặc có thay đổi thì không đáng kể) cho đến khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1975 của thế kỷ trước. Đến thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 trở về sau, do đời sống kinh tế, xã hội nước ta phát triển nên nhà ở đã có sự thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, vật liệu xây dựng, kiểu dáng cùng quy mô không gian nhà. Tìm hiểu về không gian nhà ở vùng nông thôn ĐBSCL xưa còn biết thêm nhiều kiến thức về tự nhiên, đời sống lao động sản xuất của cư dân vùng đất này.
Đề án “Phát triển năng lực nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nghệ thuật biểu diễn TP Cần Thơ đến năm 2020” được UBND thành phố phê duyệt từ cuối năm 2017. Thực tế sau 3 năm thực hiện, việc nâng cao chất lượng nghệ thuật biểu diễn ở Cần Thơ đã có chuyển biến nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề...