Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, xin kể những câu chuyện thú vị về truyền thống làm đẹp của phụ nữ nước ta được ghi chép dọc chiều dài lịch sử, văn hóa, quan niệm dân gian.
Người Chăm tại ÐBSCL phần lớn sinh sống ở An Giang. Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Chăm có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Với tập quán ăn bốc bằng ba ngón tay của bàn tay phải, người Chăm ở ÐBSCL thường chế biến thức ăn khô; chỉ dùng muỗng trong những món ăn có nước.
Sáng 6-10, Thư viện TP Cần Thơ ra mắt và chính thức phục vụ bạn đọc bộ sưu tập số hóa bài trích báo, tạp chí, hình ảnh chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sáng mãi tên Người”.
Thời gian gần đây, nhiều bộ phim tài liệu về dịch COVID-19 do các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện đã tạo được tiếng vang. Có những “dữ dội” và khốc liệt do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhưng cũng có những “dịu êm” và ấm áp của tình người dành cho nhau trong mùa dịch - những thước phim đã chuyển tải điều đó.
Sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, chính quyền nhà Nguyễn đã thiết lập bộ máy đến tận cơ sở. Trong đó, các định hướng về nông nghiệp được thực thi, nổi bật nhất là chính sách khẩn hoang, lập làng mới ở Nam Bộ. Nhà Nguyễn rất nỗ lực tổ chức khai hoang, lập đồn điền để phát triển nghề nông; cho phép người dân tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ và các chính sách của triều đình.
Lĩnh vực nghệ thuật, truyền hình thời gian qua đã cống hiến cho khán giả nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, lan tỏa những thông điệp tích cực. Yêu cầu của công chúng cũng cao hơn đối với nghệ sĩ, nhà báo...
Theo các nhà nghiên cứu, hò Nam Bộ hình thành theo quá trình các lưu dân vào phương Nam khai khẩn, đa phần lấy ca dao làm nền tảng thể hiện qua giọng ngâm, ru có luyến láy. Dần dần qua mấy trăm năm, hò cũng như nhiều loại hình văn hóa đã có những biến đổi thích nghi với những điều kiện mới, trên vùng đất mới khai mở. Có nhiều thể loại hò trong sinh hoạt văn hóa, sản xuất ở Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX, nhưng khi thể hiện thì quy về 3 mối: “hò mép” còn gọi là “hò môi”, “hò văn” còn gọi là “hò sách”, “hò truyện” còn gọi là “hò tích”.
Cần Thơ vốn có truyền thống văn hóa, nghệ thuật với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có các soạn giả trứ danh. Nối tiếp truyền thống đó, lực lượng sáng tác cổ nhạc ở Cần Thơ đang phát triển mạnh, đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc.
“Trong thành công chung đó có sự đóng góp rất lớn của giới văn nghệ sĩ cả nước - những “chiến sĩ” trên “mặt trận” văn hóa đã sáng tác, quảng bá nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) truyền tải thông điệp ý nghĩa, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh COVID-19, lan tỏa và tạo nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng”.
Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người.