Khoa học và Công nghệ


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
“Phát triển thương mại và khoa học công nghệ vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
Ngày đăng: 18/11/2019

Lượt xem:


Đó là chủ đề Hội thảo khoa học quốc tế do trường Đại học Nam Cần Thơ phối hợp trường Đại học Tây Đô tổ chức ngày 16-11-2019. Đến dự có ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; đại diện các sở, ngành; các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu, các trường đại học Thái Lan, Malaysia, Bangladesh và Pháp.

ĐBSCL là nơi sản xuất ra 50% sản lượng gạo của cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 65% sản lượng thuỷ sản. Tuy nhiên giá trị mang lại chưa tương thích với tiềm năng phát triển của vùng và tỷ lệ hộ nghèo tại khu vực còn rất cao, nhiều loại nông sản của vùng bán với giá thấp, nhất là khi “được mùa”.

Để giải bài toán nâng cao thu nhập cho người nông dân thì yêu cầu tái cơ cấu sản xuất và liên kết nâng cao chuỗi giá trị trở nên cấp thiết. Đồng thời phải quan tâm việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản; phát triển các mặt hàng nông nghiệp có ưu thế cạnh tranh và phù hợp nhu cầu thị trường để tăng cường hội nhập.

Qua 3 phiên hội thảo với các chủ đề “Phát triển thương mại”, “Nông nghiệp – Cây thuốc – Kỹ thuật”, “Sản phẩm tự nhiên và sức khoẻ con người”, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, trao đổi và thảo luận về thực trạng tình hình, các kết quả nghiên cứu khoa học nhằm cải thiện, phát triển thương mại, khoa học công nghệ ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế để tìm lời giải cho các bài toán trên; Đồng thời, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về lý thuyết và thực tiễn hội nhập kinh tế thế giới, cũng như ứng dụng các lý thuyết này nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư. Qua đó, đề xuất với các cấp lãnh đạo, và cộng đồng  doanh nghiệp những giải pháp nhằm phát triển thương mại, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam nói chung, và ĐBSCL nói riêng, trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Hội thảo góp phần tạo ra cách nhìn, cách tiếp cận mới nhằm thay đổi nền nông nghiệp từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, trong đó tập trung vào các vấn đề cần quan tâm là: Nâng giá trị gia tăng; đẩy mạnh thương mại hoá nông sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ để phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL.


Đan Phượng


9ddb02c0-e93e-4f41-9adc-8c31f64bf967

Tiêu đề bài viết: “Phát triển thương mại và khoa học công nghệ vùng ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Đan Phượng.

Giá, phí - Lệ phí

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

CỔNG THÀNH PHẦN

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang