Sức khỏe cộng đồng


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em
Ngày đăng: 20/06/2019

Lượt xem:


Ngày 14/6/2019, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2470/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

Mục đích của khám sàng lọc nhằm phát hiện trường hợp bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn chiêm chủng hoặc chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em ≥1 tháng tuổi được áp dụng với trường hợp: Trẻ em có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần) như sốt cao trên 39oC kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở. Trẻ em bị suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực và các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Khi khám sàng lọc cho trẻ trước tiêm chủng tại bệnh viện, đối với trường hợp trẻ đang điều trị kháng sinh, khám, đánh giá tình trạng bệnh lý, nếu trẻ không có chống chỉ định hoặc tạm hoãn thì thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo lịch.

Trường hợp trẻ có vàng da sơ sinh không chống chỉ định và không tạm hoãn tiêm chủng đối với trường hợp có nồng độ bilirubin huyết thanh dưới 7mg/dL. Ngoài ra, tạm hoãn tiêm chủng đối với trường hợp vàng da bệnh lý hoặc vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin máu trên 7mg/dL.

Các trường hợp tạm hoãn, đối với cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện như: Có biểu hiện suy chức năng các cơ quan, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê,...; trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng; sốt trên 37,5oC hoặc thân nhiệt dưới 35,5oC; trẻ có cân nặng dưới 2000g;…

Bác sỹ tư vấn, khám sàng lọc tiêm chủng phải khám đánh giá toàn diện các điều kiện tiêm chủng cho trẻ; tham vấn thầy thuốc chuyên khoa về tình trạng bệnh lý theo chuyên khoa (nếu cần) và đưa ra kết luận về điều kiện tiêm chủng cho trẻ.

Bác sỹ chuyên khoa khi được yêu cầu khám sàng lọc cho trẻ phải đánh giá đầy đủ về tình trạng bệnh lý theo chuyên khoa cần tham vấn; đưa ra nhận xét, đề nghị liên quan đến tiêm chủng về tình trạng bệnh lý của trẻ. Phối hợp với cán bộ tiêm chủng thực hiện tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng cho trẻ khi cần.

Cùng với đó, thực hiện việc ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng theo quy định hiện hành và các quy định về ghi chép sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án như đối với trẻ đến khám, điều trị ngoại trú, nội trú tại bệnh viện. Trường hợp có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện thì toàn bộ nội dung khám sàng lọc trong bảng kiểm và y lệnh chỉ định tiêm phải được ghi trong hồ sơ bệnh án hoặc phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng được lưu cùng hồ sơ bệnh án theo quy định. Đối với trẻ được khám sàng lọc tại các điểm tiêm chủng khác, trừ bệnh viện, thì toàn bộ nội dung khám sàng lọc được lưu tại các điểm tiêm chủng, thời gian lưu là 15 ngày.

 


Thùy Trang


5338a8d4-d247-4a09-b32a-fecb0e8f97e1

Tiêu đề bài viết: Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Thùy Trang.

Giá, phí - Lệ phí

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

CỔNG THÀNH PHẦN

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang