“Hò... ơ... Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái. Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba. Mặc pi-ja-ma khăn bàn choàng cổ. Thấy em gái Ba Xuyên ngồ ngộ muốn cùng ai thổ lộ đôi lời. Cấy cày cực lắm em ơi. Theo anh về vườn ăn trái... Hò... ơ... Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no...”. Vừa dứt câu hò, khán giả vỗ tay rần rần. Một bạn trẻ tuổi đôi mươi quay sang nói với bạn: “Câu hò hay quá!”.
Từ xa xưa, con người đã nhận thức sự nhỏ bé của mình trước thiên nhiên và ghi nhận những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên như một sự linh thiêng. Vì vậy, người xưa tiến hành những lễ thức để bày tỏ tôn kính với tự nhiên. Từ thời nguyên thủy, lao động và vui chơi giải trí thường đan xen trong các lễ thức, dần hình thành các lễ hội mang bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia. Giá trị văn hóa của lễ hội nói chung và của lễ hội ở vùng ĐBSCL nói riêng hình thành từ đó...
Cải lương nói riêng, âm nhạc truyền thống nói chung thời đại công nghệ 4.0 rất cần sự đổi mới, cách tân. Để bảo tồn và phát huy những loại hình di sản này, đừng ngồi yên chờ đợi...
Trong lịch sử hình thành và lưu thông tiền tệ trên thế giới, khi khan hiếm tiền lẻ, việc cắt nhỏ đồng tiền để sử dụng cũng khá phổ biến. Đó là đối với các loại tiền bằng kim loại quý như vàng hoặc bạc, còn đối với tiền giấy, việc xé tờ tiền có mệnh giá lớn dùng như tiền lẻ để giao dịch hầu như rất hiếm. Tuy nhiên, hình thức này lại xuất hiện tại Nam Bộ nước ta trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
Sau khi nghệ thuật Ðờn ca tài tử (ÐCTT) Nam Bộ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, TP Cần Thơ đã có Ðề án Bảo vệ và phát huy nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tại TP Cần Thơ, giai đoạn 2016-2020. Sau 5 năm thực hiện, nhiều mô hình và cách làm hay đã giúp di sản ÐCTT được bảo tồn, lan tỏa.
“Liệu bề đát được thì đươn, đừng gầy bỏ đó thói thường cười chê”. Câu ca dao thoạt nghe có vẻ nhẹ tênh, nhưng lại chứa tầng tầng câu chuyện của nghề truyền thống đươn đát rất phổ biến và là nét văn hóa ở Nam Bộ.
Ngay tại trung tâm TP Cần Thơ, vào sáng thứ năm hằng tuần, các thành viên CLB Đờn ca tài tử (ĐCTT) quận Ninh Kiều lại hội ngộ cùng tiếng đờn lời ca. "Ngọn lửa" để giữ sức nóng cho hoạt động của CLB là tình yêu và niềm đam mê của các thành viên dành cho di sản "tiếng lòng người phương Nam".
Từ bao đời nay người Việt đã biết ứng xử với nắng mưa qua chiếc nón đội đầu, nên mới có câu ca dao: “Nón mua một đồng mốt, tốt tựa như rồng / Sao em không mua mà đội để má hồng nắng ăn”. Trong đó, chiếc nón lá trải qua bao đời được xem như một ký hiệu đặc biệt của văn hóa nước ta…
Nhà nghiên cứu Trần Minh Thương vừa ra mắt tập biên khảo “Phong tục miệt Nam Sông Hậu”, do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành. Miệt Nam Sông Hậu là vùng văn hóa thuộc các địa phương nằm ở phía Nam của Sông Hậu, gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang và Kiên Giang. Tập biên khảo có những lý giải rất lý thú.
Từ xa xưa, con người đã biết đến vai trò vô cùng quan trọng của lửa trong sinh hoạt, sản xuất và ở hầu hết các nền văn hóa, lửa đã được con người thần thánh hóa, thờ cúng. Tục thờ Thần Lửa của người Việt cũng nằm trong dòng chảy tín ngưỡng này.